Tin nông nghiệp Lúa 'Khâu cầy nọi', đặc sản vùng biên xứ Nghệ

Lúa 'Khâu cầy nọi', đặc sản vùng biên xứ Nghệ

Author Kim Liêng- Ngọc Tăng (Đài Quế Phong/ Nghệ An), publish date Friday. November 11th, 2016

Bảo tồn cây trồng, vật nuôi bản địa là một trong những hướng đi tạo dấu ấn riêng, tăng thu nhập cho người dân. Theo cách làm đó, huyện Quế Phong khuyến khích đồng bào phát triển các loại cây trồng bản địa như: cây bon bo, chè hoa vàng, cây nhân trần, dưa nại, nếp đen, lúa 'khâu cầy nọi' và nhiều vật nuôi khác nhằm tạo ra nguồn sản phẩm sạch của địa phương.''Giống "Khâu cầy nọi" luôn có 1 bông trong gốc lúa màu đen.

Trong ảnh: Vùng biên Quế Phong nổi tiếng với các loại cây lương thực như nếp rẫy, nếp cẩm và đặc biệt là lúa "Khâu cầy nọi".

"Khâu cầy nọi" là giống lúa hạt nhỏ, cơm thơm dẻo, giống truyền thống của địa phương, thời gian sinh trưởng dài hơn so với các giống khác 20 ngày nhưng chất lượng dinh dưỡng cao. Khác với các giống lúa thường, "Khâu cầy nọi" trong một gốc lúa bao giờ cũng có một bông hạt màu đen, còn lại là những bông trắng.

Giống này mỗi năm chỉ sản xuất một vụ gieo từ cuối tháng 6 đến tháng 10 thì cho thu hoạch. Quy trình sản xuất theo cách truyền thống,đảm bảo sản phẩm gạo sạch có uy tín. Hiện nay xã Nậm Nhoóng đang xây dựng mô hình có 15 hộ tham gia, mỗi hộ trồng 1 sào.

Lúa Khâu cầy nọi còn được trồng xen với các loại cây khác đem lại thu nhập cao hơn trên đơn vị diện tích.

Ông Lữ Trung Thành - Bí thư Đảng ủy xã Nậm Nhoóng cho biết: "Những năm gần đây những giống cây, con bản địa được người tiêu dùng ưa chuộng. Vì vậy, huyện, xã chủ trương nhận rộng để làm hàng hóa, giúp bà con phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo".

Trên địa bàn huyện Quế Phong còn bảo tồn được cây nhân trần bản địa từ rừng có thể chữa bệnh gan, lợi tiểu,mất ngủ. Mới đầu bà con địa phương đi rừng hái lượm về dùng và bán ra thị trường. Nhưng nay đã có nhiều hộ gom về gieo ươm trồng ở đồi nhà. Anh Vi văn Thắng ở bản Quyn xã Quang Phong là người đầu tiên bỏ nhiều thời gian tìm hiểu đưa nhân trần rừng về trồng. Học theo gia đình anh Thắng, đến nay, xã Quang Phong có 16 hộ gia đình trồng với diện tích hơn 5 ha. 

 

Trên địa bàn còn bảo tồn giống nhân trần được nhân giống từ cây rừng.

Với khí hậu đặc thù và có nhiều cây con bản địa đặc sắc, huyện Quế Phong đang chỉ đạo bảo tồn, phát triển cây con bản địa và thực hiện nghiêm quy trình sản xuất, xây dựng thương hiệu sản phẩm sạch, an toàn. Một số sản phẩm đã được trưng bày, giới thiệu, quảng bá và tham gia hội chợ ở nhiều nơi trong và ngoài tỉnh. 


Related news

xoai-vu-tet-rung-trang-vuon-dan-that-thu-tien-ty Xoài vụ Tết rụng trắng… ky-su-cong-nghe-thuc-pham-thu-tram-trieu-moi-nam-tu-nuoi-ga Kỹ sư công nghệ thực…