Tôm thẻ chân trắng Lưu ý khi nuôi tôm thẻ chân trắng

Lưu ý khi nuôi tôm thẻ chân trắng

Publish date Tuesday. May 12th, 2015

Chọn giống

Để chọn được giống TTCT tốt, cần lưu ý các điểm: Một dài: thân dài; Hai nhánh: cuống mắt, vành đuôi phải xòe với góc độ lớn; Ba lớn: mắt lớn, đầu lớn và ruột lớn.

Độ dài tôm giống: Chọn tôm giống có độ dài 0,8 - 1,0 cm, kích cỡ đồng đều, thịt căng và trong suốt. Trong ruột có đầy thức ăn, không bị tổn thương và dị dạng.

Cuống mắt và vành đuôi: mắt và đuôi xòe góc độ lớn, tôm phản ứng nhanh. Khi bơi thân tôm luôn nằm dọc và thẳng, lực búng tốt, bơi ngược dòng khỏe.

Đầu và thân tôm: Tôm giống đầu lớn, thân thon dài, đốt cuối sát đốt đuôi, phần cơ thịt có tỷ lệ lớn hơn đường ruột gấp 4 lần.

Phân tôm: Quan sát phân tôm (tôm giống chất lượng có phân nhỏ và dài), ưu tiên chọn trại gièo cho tôm giống ăn thức ăn tự nhiên.

Thử nước và thả giống

Nếu hộ nuôi gần trại tôm giống, có thể lấy nước trong ao để thử giống. Sau 1 ngày tỷ lệ sống hơn 90% là nước thích hợp để có thể thả giống.

Mật độ thả: Tùy thuộc mức độ đầu tư và trình độ quản lý, có thể thả nuôi với 50 - 60 con/m2; 80 - 100 con/m2; 120 - 200 con/m2.

Thời gian thả: Nên thả giống vào buổi sáng hoặc chiều mát. Không thả tôm lúc thời tiết xấu, chuẩn bị mưa gió.

Vị trí thả: Thả tôm đầu hướng gió.

Kiểm tra tỷ lệ sống của tôm giống: Bắt 100 con tôm giống cho vào giai đặt trong ao nuôi có kích thước 1m x 1m x 1m. Sau 24 giờ kiểm tra, nếu tỷ lệ sống hơn 90% là tôm giống đạt chất lượng. Sau 48 giờ, nếu tỷ lệ sống hơn 75% là giống tốt, dưới 60% thì phải thả lại.

Một số vấn đề thường gặp và cách khắc phục

Độ kiềm trong nước thấp: Nuôi TTCT độ kiềm thích hợp 100 - 200 mg/l. Độ kiềm trong nước ổn định, lượng muối dinh dưỡng trong ao đầy đủ, có lợi cho sự phát triển ổn định của sinh vật phù du. Nếu độ kiềm thấp thì ảnh hưởng rất lớn đến sự lột vỏ và phát triển của tôm.

Khắc phục độ kiềm thấp bằng cách sử dụng Canxi, Dolomite sẽ làm tăng độ kiềm mà không ảnh hưởng đến độ pH.

pH nước thấp hoặc quá cao: TTCT rất nhạy cảm môi trường xung quanh. Do đó phải duy trì và ổn định pH trong ao ở mức thích hợp 7,5 - 8,5.

Nếu pH dùng vôi tôi với liều lượng 5 - 8 kg/m3 nước, tạt đều xuống ao sẽ làm tăng pH rất hiệu quả. Khi pH tăng cao, chủ yếu do tảo trong ao phát triển mạnh, cần giảm tảo và điều chỉnh pH về ngưỡng thích hợp.

Đề phòng mất tảo (mất màu nước): Tảo trong ao tàn (chết) một phần hay toàn bộ sẽ dẫn đến màu nước đột ngột mất màu hoặc chuyển màu. Nếu xử lý không kịp sẽ dẫn đến tôm bị thiếu ôxy, stress, dễ mắc bệnh…

Khắc phục hiện tượng này bằng cách kiểm tra pH; nếu pH thấp thì phải điều chỉnh, tăng cường ôxy cho ao; nếu ao nuôi bên cạnh có nước tốt, có thể bơm sang để tạo lại màu nước. Cách này vừa tái tạo màu nước nhanh, vừa an toàn.

Hiện tượng tôm chết sớm: Bên cạnh các loại bệnh thường gặp thì đây là bệnh nguy hiểm và hiện nay vẫn chưa có phương pháp phòng trị hiệu quả. Để phòng ngừa bệnh này thì phải kiểm tra chất lượng nước thường xuyên, đặc biệt trước khi thả nuôi và mật độ vi khuẩn Vibrio. Theo kinh nghiệm của nhiều người thì khi phát hiện bệnh, ngừng cho tôm ăn có thể giảm bớt được lượng tôm chết hoặc tôm sẽ không tiếp tục chết. Chú ý gây màu nước, luôn đảm bảo đủ ôxy cho tôm.

Tags: nuoi tom the chan trang, nuoi tom, nuoi trong thuy san


Related news

phong-va-tri-benh-thuong-gap-o-ca-tra-basa Phòng và trị bệnh thường… cach-xu-ly-ao-nuoi-xau Cách xử lý ao nuôi…