Mô hình kinh tế Mẹo Vặt Nhà Nông: Cây Lựu

Mẹo Vặt Nhà Nông: Cây Lựu

Publish date Friday. March 2nd, 2012

Lựu là cây thân gỗ nhỏ, cao khoảng 3-4m. Hoa màu đỏ hoặc màu trắng, quả lựu to bằng nắm tay, trong chứa nhiều hạt, có vị thơm ngon. Cây lựu được trồng ở nhiều nơi, thích hợp với nhiều khí hậu đặc biệt là khí hậu ẩm.        

Vỏ cây lựu và vỏ rễ cây lựu còn được gọi là thạch lựu bì, là một vị thuốc trong đông y. Ở một số nước, người ta còn chiết xuất alcaloid từ cây lựu để tẩy giun sán. Ngoài ra cây lựu còn có tác dụng chữa một số bệnh về tiêu hóa.

Hoa lựu trong y học cổ truyền cũng là một vị thuốc, được gọi là thạch lựu hoa. Hoa lựu có tình bình, vị chát có tác dụng làm xe, cầm máu, chữa đau bụng, tiêu chảy. Lựu là loài cây có hoa gần như quanh năm nên việc lấy hoa để làm thuốc là rất dễ thực hiện.

Bài thuốc chữa đau bung, tiêu chảy từ hoa lựu hoặc các vị thuốc khác có thể làm theo các cách tham khảo sau:

Hoa lựu, rau sam mỗi vị 50g; nhọ nồi, rau má, kim ngân hoa mỗi vị 30g. Tất cả dùng tươi, rửa sạch,thái nhỏ nấu với 2-3 lần nước rồi cô lại thành dạng cao lỏng.

Người lớn: mỗi lần 4-6 thìa cà phê. Trẻ em 5-10 tuổi: mỗi lần 1-2 thìa cà phê. Trẻ trên 10 tuổi: mỗi lần 2-3 thìa cà phê.  Ngày dùng 2 lần

Ngoài ra, với những trường hợp mới bị trĩ có thể dùng hoa lựu trắng 9g, đường phèn 9g sắc uống 3 lần một ngày cũng rất hiệu quả.

Quả lựu khi chín có màu đỏ đậm, rất ngon và bổ dưỡng. Nước ép từ quả lựu chứa rất nhiều thành phần oxi hóa, giúp cơ thể bảo vệ các gốc tự do gây lão hóa, các bệnh về tim mạch, alzheimer, các bệnh ung thư. Ngoài ra, nước ép lựu còn chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và các khoáng chất có lợi cho cơ thể. Vì hầu hết các bộ phận trên cây lựu đều có ích cho sức khỏe nên nếu có điều kiện, bà con hãy trồng để thuận lợi khi cần.


Related news

ung-dung-khi-biogas-an-toan-tai-mien-nui-an-giang Ứng Dụng Khí Biogas An… ap-dung-cong-nghe-dem-lot-sinh-thai-trong-chan-nuoi Áp Dụng Công Nghệ Đệm…