Tôm thẻ chân trắng Missouri GAA nghiên cứu bệnh dịch EMS

Missouri GAA nghiên cứu bệnh dịch EMS

Publish date Tuesday. September 29th, 2015

Báo cáo theo từng quốc gia phản ánh về tình hình EMS vào mùa xuân 2014:

 

MG – Đường ruột  /  HP – Gan tụy  / ST – Dạ dày

Trung Quốc: Năm khu vực nuôi tôm xuất hiện tỷ lệ mắc bệnh từ thấp đến trung bình, trong khi đó hai vùng sông Châu Giang và Trạm Giang thuộc miền nam tỉnh Quảng Đông có tỷ lệ mắc bệnh EMS từ trung bình đến cao. Một trong những khó khăn ở Trung Quốc là các bệnh khác có thể bị nhầm lẫn là EMS.

Việt Nam: Giá cao khiến người nuôi thả mật độ dày cho dù EMS liên tục xuất hiện. Tuy nhiên khi giá giảm thì người nuôi thả giống ít ao hơn.

Thái Lan: Thái Lan lại phải đang chịu đựng các vấn đề nặng nề của EMS. Tại nhiều trang trại, tỷ lệ thất bại hơn 30 % trong 40 ngày nuôi đầu tiên. N

goài ra, ba tháng thời tiết hơi lạnh đã làm giảm sản lượng. Kết quả là sản lượng quý 1 chỉ khoảng 30.000 tấn so với 100.000 tấn năm ngoái. Giống như Việt Nam, giá giảm đang khiến một số người nuôi thả ít ao hơn.

Malaysia: Hầu hết sản lượng ở các vùng vẫn thấp, nhưng các trang trại lớn do Agrobest vận hành đang nhìn thấy kết quả cải thiện một cách ổn định.

Mexico: EMS tiếp tục được báo cáo ở Sinaloa và một số trang trại ở Sonora.

Các trang trại mới khởi động ở các bang duyên hải miền đông Tamaulipas, Campeche, Tabasco và Yucatan, toàn bộ ở Vịnh Mexico và cách xa khỏi các trang trại nuôi tôm ở duyên hải miền tây đã bị EMS tấn công.

Ấn Độ: Các báo cáo gần đây từ Ấn Độ khá khả quan khi các xét nghiệm tại các trang trại nuôi tôm ở Andhra Pradesh và Tamil Nadu nhận thấy “không có dấu hiệu của EMS”

Các xét nghiệm này do Tiến sĩ Lightner thuộc Đại học Arizona giám sát, ông chính là người giúp phát hiện ra tác nhân gây bệnh và phát triển các xét nghiệm ADN cho bệnh này.

Ấn Độ, Indonesia và Ecuador đều không nhiễm EMS – là các nước sản xuất tôm chính hiện nay trên thế giới và đều đang tăng sản lượng.

Bước tiếp theo trong việc kiểm soát EMS toàn cầu sẽ là một nghiên cứu bệnh dịch EMS để nhận biết các quy trình thực hành tốt nhất nhằm tránh EMS ở các trang trại nuôi, các trại giống và các cơ sở sản xuất tôm bố mẹ.

Giai đoạn này sẽ được tài trợ bởi dự án Allfish của Ngân hàng Thế giới, Quỹ nghiên cứu Ngành Thủy sản của Viện Thủy sản Quốc gia và công ty CP Prima của Indonesia.

GAA sẽ thực hiện quản lý dự án nghiên cứu bệnh dịch – dự án sẽ bắt đầu với một cuộc khảo sát toàn diện để xác định các trang trại bị tác động bởi EMS như thế nào và các tác động ở mức thấp, trung bình hay là cao thế nào.

Kết quả khảo sát sẽ được biên dịch và các chuyên gia BAP sẽ tham quan các trang trại được chọn để kiểm nhận các quy trình thực hành mang lại kết quả tốt và không tốt.

Các ngôn ngữ của nghiên cứu sẽ là tiếng Trung Quốc, Thái, Việt, Bahasa (Malaysia), Tây Ban Nha và một số phương ngữ Ấn Độ. Kết quả sẽ được trình bày tại hội nghị GAA GOAL ở Việt Nam vào ngày 7/10/2014.

Một ủy ban chuyên gia đã được thành lập để giám sát dự án và các thành viên trong dự án cũng đã cung cấp các thông tin sau đây về EMS:

• Có rất nhiều chủng EMS với mức độ độc tính khác nhau.

• EMS thường bị nhầm lẫn với các bệnh khác như bệnh đốm trắng và Taura.

• Khi EMS hình thành trong môi trường thì rất khó để kiểm soát bởi vì nó được lan truyền bởi tôm ăn chất đã nhiễm bệnh trong ao.

• Giảm bùn ao là một cơ chế kiểm soát tích cực.

• Thuốc kháng sinh không có hiệu quả. Mầm bệnh EMS đã phát triển đề kháng với hầu hết các loại thuốc kháng sinh.

• Một số loại thức ăn bổ sung có thể có tác dụng bảo vệ tích cực.

• Khuyến nghị một chương trình lai giống tôm bố mẹ tâp trung mà ở đó tôm bố mẹ bị phơi nhiễm với EMS và các con sống sót tốt nhất sẽ được chọn để sản xuất giống lại. Mục đích của chương trình này là để xác định khả năng di truyền đề kháng EMS.

• Thức ăn tôm giống như giun biển và hàu có thể là các vật mang mầm bệnh và có thể lây nhiễm cho tôm bố mẹ. Ngoài ra một số tôm ở địa phương có thể là vật mang mầm bệnh không có triệu chứng bị bệnh. An toàn sinh học của các trại giống sẽ phải được tăng cường.

• Ở cấp độ trang trại, áp dụng biofloc, nuôi ghép với cá rô phi và kiểm soát cho ăn có thể giảm bớt tác động của EMS.

GAA và Ngân hàng Thế giới đang tiến hành xác định một số vấn đề thường gặp khi bùng nổ dịch bệnh nuôi trồng thủy sản.

Một số vấn đề phổ biến đối với bệnh dịch nuôi trồng thủy sản bao gồm mức độ lân cận giữa các trang trại, vận chuyển động vật không được kiểm soát, thiếu các quy trình vệ sinh và chia sẻ thông tin không đầy đủ.

Điều này đề xuất việc quản lý khu vực bao gồm lựa chọn địa điểm thích hợp của các trang trại, từng bước một kiểm soát sản xuất về vận chuyển đáp ứng đủ để bảo đảm sản xuất tôm.

Nói chung, dường như sản lượng tăng vọt ở các khu vực không bị tác động như Ấn Độ, Indonesia và Ecuador – sẽ giảm bớt tình trạng thiếu hụt nguồn cung đáng kể đã xảy ra năm 2013

Nhưng về lâu dài các chiến lược quản lý khả thi có thể được áp dụng trên quy mô quốc gia sẽ cần phải được thông qua, giống như đã làm khi bệnh đốm trắng tàn phá sản lượng tôm nuôi vào đầu những năm 1990.

Tags: con tom, nuoi tom, thuy san, nuoi trong thuy san, ao nuoi tom, che pham sinh hoc, tom giong, EMS


Related news

bien-phap-phong-chong-nong-cho-tom-nuoi Biện pháp phòng chống nóng… thuc-hanh-cho-tom-an Thực hành cho tôm ăn