Mô hình kinh tế Mô Hình Trồng Gấc Xuất Khẩu Tại Bắc Giang

Mô Hình Trồng Gấc Xuất Khẩu Tại Bắc Giang

Publish date Thursday. March 8th, 2012

Do ảnh hưởng của thời tiết nên mùa vụ gấc năm nay chậm hơn mọi năm gần 1 tháng, khoảng tháng 10 dương mới cho thu hoạch. Điều này đang làm bà con nhiều nơi lo lắng đến năng suất quả. Tuy nhiên,  với giống và kỹ thuật trồng của mình, ông Trần Sỹ Quảng ở xã Quảng Minh, Việt Yên, Bắc Giang khẳng định việc chậm thời vụ không ảnh hưởng đến năng suất quả trên 1 ha trồng gấc của ông.

Cây gấc là loại cây có khả năng thích nghi rộng, dễ trồng. Vì vậy cây gấc trồng được trên nhiều loại đất. Tuy nhiên ông Quảng chú ý trồng gấc trên đất cát pha, đất phù sa. Theo ông, 2 loại đất này có ưu điểm là giàu dinh dưỡng, lại có thể thoát nước nhanh, rất tốt cho cây gấc, vì loại cây này không chịu được úng. Bên cạnh đó, ông còn chủ động chống úng cho gấc bằng cách thiết kế luống trồng cao ráo, và làm rãnh thoát nước. Theo ông Quảng, diện tích tối thiểu để trồng 1 gốc gấc là 20m2, 1 sào sẽ trồng được khoảng 20 cây gấc.

Để đạt năng suất và mang lại giá trị kinh tế cao, chủ mô hình này chú trọng đặc biệt đến việc lựa chọn giống gấc. Những giống gấc truyền thống thường cho quả bé, nhiều gai, cùi dày thịt ít, chủ yếu để tiêu thụ nhỏ lẻ tại các chợ nội địa. Tuy nhiên, ông Quảng lại chủ động chọn các giống gấc lai cao sản của Mỹ, Úc, Canada... Loại gấc này được thị trường xuất khẩu rất ưa chuông, vì chúng có thể sử dụng làm nguyên liệu trong chế biến thuốc chữa bệnh. Đây cũng là mục tiêu mà ông Quảng hướng ngay từ đầu.

Ông Quảng cho biết: “Tôi thường chọn những giống gấc mới hoặc các giống lai cao sản của nước ngoài. Chúng cho quả to, khối lượng trung bình đạt 4-5 kg/ quả, ruột màu đỏ tím, hàm lượng dinh dưỡng cao hơn hẳn so giống gấc của ta."              

Ngoài ra, một kỹ thuật quan trọng mà ông Quảng đầu tư nhiều công sức đó là làm giàn bằng bê tong và dây cáp điện rất chắc chắn. Vốn đầu tư làm giàn là  6-7 triệu/sào, một số vốn đầu tư khá lớn, nhưng bù lại, thời gian sử dụng từ 20-30 năm, không lo gió bão làm ảnh hưởng đến năng suất quả.

Khi làm giàn bê tông ông Quảng đã tận dụng được diện tích quanh ao của gia đình, bên trên ông trồng gấc, còn bên dưới chăn thả gà hoặc trồng cỏ. Sau mỗi vụ gấc thu hoạch, ông Quảng vẫn tận dụng được giàn để trồng các loại cây leo khác như su su, bí xanh Nhật. Biện pháp xen canh này không chỉ giúp ông tăng thu nhập mà còn giúp hạn chế sau bệnh hại gấc.

Trong quá trình cây sinh trưởng, phát triển, ông Quảng thường xuyên thăm vườn, tỉa bớt lá già, lá úa, lá bệnh, tạo độ thoáng mát cho giàn, và cũng chủ động hạn chế sâu bệnh hại gấc.

Hiện nay thị trường xuất khẩu gấc còn khá rộng mở, giá bán ổn định từ 3-4 nghìn đồng/1 kg. Ông Quảng dự định mở rộng hơn nữa diện tích trồng gấc và giúp mọi người cùng phát triển mô hình trồng gấc xuất khẩu. Ông chia sẻ: “Tôi sẽ tiếp tục trồng cây giống gấc mình đã trồng, và truyền tải đến bà con nông dân kỹ thuật trồng gấc. Đầu ra đã có khách nước ngoài đặt mua, một mình tôi không thể cung cấp đủ.”

Ông Quảng đã đem cây gấc của mình đi rất nhiều nơi để giới thiệu tới bà con. Hiện nay ông vừa cung cấp giống gấc, vừa thu mua gấc chín. Mỗi năm ông cung cấp khoảng 10 vạn cây giống, và thu mua khoảng 100 tấn gấc. Các công ty nước ngoài đến tìm ông và đặt vấn đề hợp tác để thu mua gấc chín ngày một nhiều hơn.v


Related news

hieu-qua-tu-mo-hinh-nuoi-ga-tren-san-cat Hiệu Quả Từ Mô Hình… trong-nhan-muon-hieu-qua-va-phuong-phap-ghep-cai-tao Trồng Nhãn Muộn: Hiệu Quả…