Mọi nhà đều phát tài, phát lộc nếu trồng cây kim quýt chưng Tết
Kỹ thuật trồng cây kim quýt bonsai ngoài làm cảnh còn có ý nghĩa phong thủy phát tài, phát lộc, tạo cảm giác thư thái, minh mẫn cho người chơi.
Kỹ thuật trồng cây kim quýt mang may mắn phát tài cho gia chủ. Ảnh minh họa
Kim quýt là cây gỗ nhỏ, mọc bụi cao 1 – 3 m, phân cành ngay sát gốc, có gai nhọn hướng lên. Lá mọc kép với 3 lá phụ. Cụm hoa có 1- 3 chiếc, mọc từ nách lá, màu trắng. Quả tròn, đỏ, ăn được và chua.
Kim quýt bonsai mang dáng tao nhã, vừa thanh mảnh lại vừa khỏe khoắn. Lá xanh bóng, tròn nhỏ, thân cây có gai mang vẻ đẹp cứng cỏi, mạnh mẽ. Cây mang ý nghĩa tài lộc dồi dào, phát tài phát lộc, tạo cảm giác thư thái, minh mẫn cho người chơi. Ngoài ra cây còn có khả năng làm sạch môi trường sống mang không khí tươi xanh cho không gian nhà bạn. Kỹ thuật trồng cây kim quýt bonsai không quá khó nếu nắm bắt được các kỹ thuật tạo kiểu.
Điều kiện đảm bảo tốt để trồng cây kim quýt
Cây kim quýt thích hợp với điều kiện nhiệt độ ẩm và ấm áp. Nếu quá lạnh hoặc quá nóng cây cũng không thể chịu được do đó luôn phải đảm bảo cho cây ở những nơi có bóng mát.
Kỹ thuật trồng cây kim quýt bonsai
Kỹ thuật trồng cây kim quýt thông thường thì quá đơn giản nhưng khi trồng và tạo kiểu bonsai lại không phải dễ đòi hỏi người trồng phải có kiến thức sâu rộng về cây kiểng mới tạo ra được những thế cây kim quýt đẹp. Bởi một cây thiết kế đẹp cần có sự cân bằng toàn diện, từ sự tạo hình, uốn nắn cấu trúc của cây đến sự kết hợp giữa cây và chậu.
Khi cây đã phát triển thành những tán rộng cần phải đảm bảo chúng có độ dẻo, khỏe. Đầu tiên cần cắt một sợi dây có chiều dài gấp 3 lần nhánh hay thân cần quấn. Có thể quấn dây lượn quanh thân một góc 45 độ, đó là cách quấn hiệu quả nhất. Cắm một đầu kẽm xuống đất rồi quấn quanh gốc cây, sau đó quấn lên thân cây.
Lưu ý cần quấn dây kẽm theo chiều dài của nhánh đến khi làm xong nguyên cây. Hoặc cũng có thể quấn cùng một lúc cả nhánh chính và nhánh phụ trước khi quấn tiếp. Cứ quấn đến khi bao chùm hết các cành nhánh theo dáng như ý muốn sau đó tiến hành cắt tỉa.
Cách chăm sóc và bón phân cây kim quýt
Cây ưa ẩm nên cần tưới nước thường xuyên. Đất phải đảm bảo yêu cầu dinh dưỡng tốt không để cằn hoặc khô quá. Bón phân định kỳ 1-2 tháng/lần, lượng bón cho mỗi cây/đợt tùy theo cây lớn nhỏ. Nếu trồng cây trong chậu thì cứ 3-4 tháng thay đất một lần bằng cách bỏ bớt 1/4-1/3 đất củ trong chậu thay bằng hỗn hợp đất sạch Compost Đầu Trâu.
Sang chậu và thay đất cho cây kim quýt
Việc sang chậu cho cây kim quýt cũng khá quan trọng. Đầu tiên cần quan sát thấy đất trong chậu đã cạn kiệt cây không còn tươi tắn, có hiện tượng xuống sức, bộ lá kém tươi và bắt đầu nhuốm vàng, các cành như không thể cất cao lên được, nhiều rễ con lồi lên mặt đất. Những triệu chứng trên cho thấy đã đến lúc thay đất cho cây.
Theo thời tiết nước ta thì nên sang chậu vào mùa xuân hay trước mùa mưa khi cây bắt đầu đâm chồi, nảy lộc và đó là thời tiết mát mẻ.
Để việc sang chậu được thuận lợi và không làm tổn thương đến cây thì nên dùng dao cùn xắn từ từ phần đất sát thành chậu cho đến khi bầu đất và thành chậu được tách ra. Cũng có thể tưới nước cho đất thật nhão ra, như vậy chỉ cần nghiêng chậu là lấy cây ra được.
Tiến hành cắt bỏ rễ lớn và rễ con đã quá già và chỉ chừa lại những rễ non. Lưu ý vết cắt cần cho ngọt, không được giập nát. Bộ rễ sau khi xử lý xong phải được gọn gàng.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao