Một số loại bệnh hại trên cây cà chua và biện pháp phòng trừ - Phần 2
3. Bệnh héo vàng
Nguyên nhân
Bệnh do nấm Fusarium oxysporium gây ra. Bào tử lớn hơi cong hình lưỡi liềm, có 3 – 5 vách ngăn, không màu hoặc vàng nhạt. Bào tử nhỏ hình ô van hoặc elíp.
Triệu chứng
Cây con bị bệnh còi cọc, kém phát triển sau bị chết. Cây trưởng thành bị bệnh các lá phía dưới gốc thường biến vàng, ban đầu từ một lá chét của một bên cây, sau đó lan ra toàn cây, lá héo rũ, màu vàng, không bị rụng. Vết bệnh ở trên thân sát mặt đất hoặc cổ rễ màu nâu, vết bệnh lớn dần làm khô tóp cả đoan thân sát mặt đất, bộ rẽ kém phát triển, rễ bị thối dần. Khi trời ẩm, trên bề mặt vết bệnh có lớp màu hồng nhạt, chẻ dọc thân thấy mạch dẫn có màu nâu. Cây bị bệnh ban ngày héo, ban đêm phục hồi, cây sinh trưởng kém. Sau 1 tuần đến 1 tháng cây sẽ chết hoàn toàn.
Triệu chứng bệnh héo vàng trên cây cà chua
Đặc điểm phát sinh
Bệnh phát triển nhiều khi thời tiết ấm, trên đất cát và đất chua. Nấm tồn tại trong đất vài năm, nhiệt độ thích hợp là 28oC. Nấm truyền qua hạt giống, cây con bị nhiễm trước khi trồng hoặc do gió, nước, công cụ làm đất…..
Biện pháp phòng chống
Giống: Chọn giống sạch bệnh.
Biện pháp canh tác:
- Thu dọn, đốt cây bị bệnh. Nếu đất bị nhiễm nặng thì phải luân canh với cây không phải họ cà trong vòng 5 – 7 năm.
- Chủ động hệ thống tưới tiêu, không tưới quá ẩm. Trồng mật độ thích hợp với từng giống, bón phân cân đối hợp lý tạo điều kiện cho cây phát triển khỏe.
Biện pháp sinh học: Dùng chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma ủ với phân chuồng hoai 7 – 10 ngày trước khi bón, lượng 3kg/tấn phân chuồng.
Biện pháp hóa học:
- Dùng các loại thuốc được phép sử dụng, theo nồng độ khuyến cáo và theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng thời điểm, đúng nồng độ và liều lượng, đúng cách).
- Khi bệnh xuất hiện có thể sử dụng một số thuốc hóa học để phun phòng trừ bệnh có hoạt chất Zineb, Propiconazole, Difenoconazole, Hexaconazole, Mancozeb như: Ramat 80 WP, Zin 80 WP, Zithane Z 80WP, Tilt, Catcat 250EC, Score, Anvil, Saizole 5SC, Ridomil Gold 68WP….
4. Bệnh thán thư
Nguyên nhân
Bệnh do nấm Collectotrichum phomoides Sacc.) Chester. Roger gây ra. Bào tử đơn bào, hơi cong hay hình trụ, hai đầu tròn, không màu.
Triệu chứng
Bệnh có thể hại trên thân, lá, quả và hạt, nhưng chủ yếu hại trên quả vào giai đoạn chín. Vết bệnh ban đầu là một đốm nhỏ, hơi lõm, ướt bề mặt vỏ quả, sau 2-3 ngày kích thước vết bệnh có thể lên tới 1cm đường kính. Vết bệnh thường hình tròn, đặc trưng của vết bệnh là dạng lõm, phân ranh giới giữa mô bệnh là một đường màu đen chạy dọc theo vết bệnh. Trên bề mặt vết bệnh có những chấm nhỏ là đĩa cành của nấm gây bệnh. Các vết bệnh có thể liên kết với nhau làm quả bị thối, vỏ khô có màu trắng vàng bẩn. Nấm có thể gây hại trên các chồi non, gây hiện tượng thối ngọn, chồi bị hại có màu nâu đen, bệnh có thể phát triển nặng làm cây bị chết dần hoặc cây bệnh có quả ở từng phần nhưng quả ít, chất lượng kém.
Triệu chứng bệnh thán thư trên lá cà chua
Triệu chứng bệnh thán thư trên quả
Đặc điểm phát sinh
Bệnh thường gây hại nặng trong mùa mưa hoặc trong ruộng tưới nhiều nước, độ ẩm không khí cao.
Biện pháp phòng chống
Giống: Chọn giống ít nhiễm bệnh, trổng thưa và làm giàn chống để tạo sự thoáng khí cho cây.
Biện pháp canh tác: Thu gom tiêu hủy các quả bị bệnh.
Biện pháp hóa học:
- Dùng các loại thuốc được phép sử dụng, theo nồng độ khuyến cáo và theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng thời điểm, đúng nồng độ và liều lượng, đúng cách).
- Khi phát hiện bệnh mới chớm nên phun một trong các loại thuốc sau: hoạt chất Azoxystrobin như Amista; hoạt chất Metomenostrobin như Ringo-L 20SC hoặc phun một trong các loại thuốc sau: Amistar 250SC, Plant 50WP, Antracol 70WP, Polyram 80DF, Daconil 500SC,…. Theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao