Nuôi lợn (Heo) Một số nguyên nhân gây giảm năng suất sinh sản ở nái

Một số nguyên nhân gây giảm năng suất sinh sản ở nái

Author NCN, publish date Tuesday. March 15th, 2016

1. Sảy thai và vô sinh theo mùa

Kinh nghiệm đã chỉ ra rằng 70% của tất cả các ca sảy thai rơi vào loại này.

Bởi vì lợn nái trong lịch sử chỉ sản xuất một lứa đẻ mỗi năm.

Với những giống lợn đẻ vào đầu mùa xuân, chúng có xu hướng bản năng là không duy trì mang thai trong suốt thời gian mùa hè và mùa thu.

Điều này dễ dàng được nhận thấy thông qua hội chứng vô sinh mùa thu và mùa hè khi mà yếu tố môi trường có khả năng gây thoái hóa hoàng thể.

Tiêu phôi xảy ra khi phôi chết trước ngày tuổi thứ 35 và chúng được hấp thu hoặc trục xuất ra khỏi cơ thể mẹ.

Phôi khỏe mạnh thì phát triển thành bào thai.

Sảy thai là việc trục xuất sớm của một bào thai chết hoặc không có khả năng sống ra khỏi tử cung.

Thường có những biểu hiện trên nái trước khi sảy thai xảy ra, nhưng nên nhớ rằng có thể có tiêu phôi ở bất kỳ thời điểm nào trong thời gian mang thai sớm (trước 35 ngày) và thường là không nhìn thấy được.

Tiêu phôi hoặc sảy thai có thể được xem xét trong ba nhóm thời gian chính:

- Đầu tiên, trong khoảng thời gian từ thụ tinh đến khi phôi làm tổ (12-14 ngày sau phối)

- Thứ hai, trong thời gian phôi làm tổ (ngày 14-35)

- Cuối cùng, trong giai đoạn thai trưởng thành (dẫn đến đẻ non).

2. Tình trạng dị hóa biến dưỡng

Nếu lượng thức ăn ăn vào không đủ để duy trì tình trạng cơ thể, nó sẽ khiến nái mang thai phải sử dụng các mô trong cơ thể của chúng để duy trì sự cân bằng năng lượng của cơ thể, gọi là biến dưỡng dị hóa.

Hậu quả là xảy ra hiện tượng sảy thai trên những cá thể nái mẫn cảm.

Khám lâm sàng sẽ xác định những thay đổi có thể có trong môi trường.

Ví dụ, việc loại bỏ các tấm lót sàn chuồng, thức ăn kém chất lượng, hoặc giảm lượng tiêu thụ thức ăn ăn vào.

Hoặc có thể chỉ đơn giản là thay đổi người chăm sóc.

Ngoài ra, sảy thai có thể bùng phát khi có sự thay đổi từ thức ăn dạng viên sang dạng bột, hoặc thay đổi từ thể tích nhỏ - trọng lượng cao sang thể tích lớn – trọng lượng thấp hay ngược lại.

Môi trường ẩm ướt, lạnh hoặc không khí chuyển động với tốc độ cao là nguyên nhân gia tăng nhu cầu năng lượng.

Một đặc điểm quan trọng của sảy thai do môi trường là lợn nái vẫn bình thường, vẫn ăn thức ăn vào buổi sáng, nhưng trục xuất thai vào buổi chiều.

Các bào thai này hoàn toàn bình thường và lợn nái cho thấy không có dấu hiệu của bệnh.

Cơ chế căn bản là do sự tiêu biến của hoàng thể.

3. Ánh sáng

Một yếu tố khác góp phần gây sảy thai theo mùa là do sự giảm thời gian ánh sáng ban ngày vào mùa thu.

Để duy trì một thai kỳ đòi hỏi phải có thời gian chiếu sáng ổn định.

Lý tưởng nên là 12-16 giờ mỗi ngày.

Ngoài ra, cần lưu ý các yếu tố quan trọng sau:

- Bức xạ cực tím có thể gây ra thoái hóa hoàng thể đặc biệt là ở các giống heo trắng.

Nái nuôi thả ngoài trời nên luôn luôn có ít nhất cha hoặc mẹ là giống heo màu

- Luôn duy trì đực giống trong các nhóm lợn nái ít nhất trong sáu tuần đầu của thai kỳ.

Có bằng chứng rõ ràng rằng điều này sẽ cải thiện tỷ lệ đẻ đặc biệt nếu việc sảy thai có liên quan tới chứng vô sinh vào mùa hè.

- Giảm lượng thức ăn cho nái trong 2 ngày đầu tiên sau phối, chỉ tăng lượng thức ăn này trở lại mức bình thường từ ngày thứ 3 trở đi sau khi phối.

- Tăng chương trình phối giống từ 10-15% so với mức bình thường vào những khoảng thời gian thường xảy ra sảy thai trong năm để duy trì đúng số lượng nái đẻ của trại (bù vào phần sẽ sảy thai).

- Què quặt và đau đớn, đặc biệt đau do các ổ áp xe ở bàn chân hoặc do yếu chân (osteochondrosis) cũng có thể gây ra hoàng thể thoái hóa do căng thẳng.

Tương tự như vậy, bị đánh đập hay nái đánh nhau cũng gây thoái hóa hoàng thể.

Những nguyên nhân này thường hay bị bỏ qua trong thực tế.

Khám lâm sàng và nghiên cứu hồ sơ là những công cụ quan trọng để điều tra.

Các ý kiến và quan sát của người chăm sóc trực tiếp thường rất có giá trị.

Một danh sách các điểm cần lưu ý khi kiểm tra được thể hiện trong Bảng 1.

Nếu bạn có thể đáp ứng tất cả các tiêu chí này, bạn không cần lo lắng về vấn đề do môi trường gây ra.

Hình 1 tổng hợp tất cả các yếu tố có liên quan đến sảy thai trên nái không mang tính truyền nhiễm.

4. Heo nọc

Nguyên nhân thứ tư của hiện tượng giảm năng suất sinh sản của nái liên quan đến sự hiện diện của heo nọc và pheromone của chúng trong môi trường của nái.

Pheromone của nọc là bắt buộc phải có để duy trì thai ở một số cá thể lợn nái.

Nên có sự hiện diện của heo nọc trong khu vực của lợn nái từ ngày phối cho đến ngày đẻ hoặc ít nhất trong 21 ngày đầu của thai kỳ.

Có bằng chứng rõ ràng rằng điều này sẽ cải thiện tỷ lệ đẻ đặc biệt là trong hiện tượng vô sinh mùa hè.

Nếu lợn nái được nhốt riêng rẽ thì nên dẫn heo nọc đi vòng quanh chuồng và cho chúng tiếp xúc hàng ngày.

 


Related news

lich-tiem-ngua-cac-loai-vac-xin-cho-heo Lịch tiêm ngừa các loại… phuong-phap-cho-heo-nai-dong-duc-dong-loat Phương pháp cho heo nái…