Tin thủy sản Năm mẹo giúp cho những người chăn nuôi cá sống sót qua đại dịch Covid-19

Năm mẹo giúp cho những người chăn nuôi cá sống sót qua đại dịch Covid-19

Author 2LUA.VN biên dịch, publish date Thursday. November 26th, 2020

The Fish Site trình bày năm mẹo nhằm giúp các nhà khai thác nuôi trồng thủy sản trụ vững sau đại dịch Covid-19 (một kỷ nguyên thay đổi nhu cầu, những hạn chế vận chuyển phức tạp và nuôi các vật nuôi chưa bán được trong trang trại.

Erik Vis đang lặn bên ngoài một cơ sở nuôi trồng thủy sản xa bờ

Những mẹo này là ý tưởng của ba chuyên gia thủy sản: Erik Vis - tổng giám đốc bộ phận cá vây của Tổng công ty Nuôi trồng Thủy sản Quốc gia (NAQUA) ở Ả Rập Xê Út và cựu quản lý trang trại cá bớp Open Blue ở Panama; Andrew Leingang - cố vấn nuôi trồng thủy sản tại Aquagrow International, ông có hơn 50 năm kinh nghiệm quản lý và tư vấn cho các trang trại chăn nuôi cá vây ở châu Mỹ, Châu Á và châu Úc; và Thomas Sommer - giám đốc bộ phận (thực phẩm) tại Eurogroup Far East Ltd, văn phòng thu mua của tập đoàn bán lẻ COOP ở Thụy Sĩ có trụ sở tại Hồng Kông.

“Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (GFC) năm 2008 đã gây ảnh hưởng nặng nề đến các công ty nuôi trồng thủy sản, nhưng đó chẳng là gì so với đại dịch Covid-19 hiện tại. Leingang giải thích: "Các công ty có thể sống sót vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã thực hiện những biện pháp quyết liệt để duy trì hoạt động kinh doanh bằng cách thay đổi phương thức vận hành các trang trại và thay đổi chiến lược buôn bán các sản phẩm của họ."

Điều tương tự như vậy cần được thực hiện ngay bây giờ.

1. Các thông số về kích cỡ được nới lỏng

Cho đến nay, tại các thị trường xuất khẩu như Châu Âu và Bắc Mỹ, các mặt hàng thủy sản tươi sống được bán theo các kích cỡ khá cụ thể: 300 đến 400 gam đối với cá tráp đầu vàng, 400 đến 450 gam đối với cá vược Châu Âu và 600 đến 800 gam đối với cá rô phi lấy thịt phi lê. Vì vậy, điều gì sẽ xảy ra khi những người nông dân cần phải loại bỏ những con cá không đáp ứng được các thông số kích cỡ này?

Trong đợt đại dịch, chúng tôi nhận thấy rằng những hạn chế về kích thước nhỏ hẹp này đã dẫn đến việc cá bị giết mổ và tống khứ đi một cách vội vàng để giảm chi phí cho ăn. Khi những thứ này tràn ngập ra thị trường thị nhiều người nông dân đã phải gánh chịu một đòn đau đớn vì phải bán ra số lượng lớn với giá thành thấp hơn giá thị trường.

Theo Leingang, một giải pháp thiết thực sẽ dành cho những người mua sỉ và các cửa hàng bán lẻ ở thị trường xuất khẩu nới lỏng thông số kích cỡ và cho phép những người nông dân phát triển các dòng sản phẩm mở rộng bao gồm thịt philê, miếng cá con (lạng ra để làm muối) và các phần cắt khác.

Ông cho biết: “Điều này cho phép nông dân bán sản phẩm của họ bất kể ở kích cỡ nào, nghĩa là cho phép các nhà khai thác thu được lợi nhuận, kiểm soát tình trạng rớt giá và làm cho thủy sản có giá cả phải chăng hơn và dễ tiếp cận hơn đối với người tiêu dùng”.

Một lựa chọn khác dành cho những người nông dân là nhắm mục tiêu hướng đến các thị trường thay thế như Trung Quốc, nơi mà ở đó các quy định hạn chế về kích thước không quá nghiêm ngặt. Ở Trung Quốc, có thể tìm thấy một khu chợ bán hầu hết mọi loại thủy sản. Cá mú nhỏ hoặc cá chỉ vàng nặng 500 gram được bán dưới dạng cá “cỡ đĩa đơn”, còn những con lớn hơn nặng đến 5 kg được phân loại là cá “cỡ tự chọn”, thậm chí còn có giá cao hơn trên mỗi kg.

2. Đa dạng hóa các loài được sản xuất

Hầu hết các nhà khai thác nuôi trồng thủy sản chỉ sản xuất một loài tại các trang trại của họ. Đối với Liên minh Châu Âu (EU), nuôi trồng thủy sản chủ yếu là độc canh: trong đó các nhà sản xuất hoặc là chăn nuôi cá hồi, cá vược biển đen, cá tráp, cá hồi hoặc là nuôi trồng các loài thủy sinh khác.

Đây có thể là một chiến lược rủi ro khi giá cả thị trường biến động hoặc nếu dịch bệnh cụ thể của loài bùng phát. Chúng tôi đã thấy điều này liên tục xảy ra ở tôm và cá hồi trong những năm qua và hiện tại cá hồi đang bị rớt giá trên diện rộng vì các nhà hàng trên toàn thế giới phải đóng cửa. Ngược lại, giá thành của các mặt hàng thủy sản chủ yếu được bán thông qua kênh bán lẻ thì vẫn duy trì ổn định.

Đa dạng hóa bằng cách chăn nuôi đồng thời nhiều loài có thể giúp cho những người chăn nuôi cá nâng cao khả năng cạnh tranh của họ trên thị trường thủy sản toàn cầu, giúp cho năng suất trang trại bền vững hơn, có khả năng phục hồi và tự cung tự cấp, đặc biệt là khi tập trung vào các loài bản địa. Các ứng cử viên xuất sắc cho sự đa dạng hóa này bao gồm cá bản địa, động vật có vỏ, hải sâm và thậm chí là cả rong biển.

Như Erik Vis giải thích: “Những loài bản địa này thường bán đắt hơn trên thị trường nội địa và bảo vệ người nông dân trước những biến động về giá cả của từng loài cụ thể”.

Andrew Leingang (một trong ba người cộng tác chính của bài báo này) cùng với KH Yong của Emperor Marine Marketing ở Malaysia

3. Tập trung vào thị trường trong nước

Việc hạn chế thương mại và đi lại chặt chẽ hơn đã làm cho việc xuất nhập khẩu thủy sản trở nên phức tạp và tốn kém hơn. FlightRadar24 ước tính rằng vào tháng 3 năm 2020, các chuyến bay trên toàn cầu đã giảm hơn 50% so với năm trước.

Cùng với việc ít tàu và máy bay kết nối các quốc gia và châu lục hơn dẫn đến giá cả vận chuyển hàng hóa đã tăng lên, ngay cả khi giá thủy sản bán sỉ và bán lẻ liên tục giảm mạnh. Thông thường, vận chuyển đường bộ đáng tin cậy đã trở thành vấn đề vì các trạm kiểm soát và khu vực thông quan đã làm tăng thời gian vận chuyển lên rất nhiều. Kết quả ra sao ư? Lợi nhuận dành cho những người chăn nuôi cá ít hơn.

Một giải pháp kinh doanh thông minh sẽ dành cho các nhà sản xuất thủy sản định hướng xuất khẩu bắt đầu phục vụ nhiều hơn cho các thị trường nội địa. Tổng chi phí thấp hơn sẽ bù đắp cho giá thành thấp hơn. Cung cấp dịch vụ giao hàng trực tuyến (thậm chí là giao trực tiếp cho khách hàng) sẽ đảm bảo nhu cầu ổn định và an ninh lương thực địa phương.

Vis phản ánh: “Sản xuất thủy sản cho thị trường địa phương thì rẻ hơn và thường ít rủi ro hơn. “Thêm vào đó, sản xuất thực phẩm cho người dân ở quê nhà của bạn thì thú vị và bổ ích hơn nhiều”.

4. Đảm bảo đóng gói an toàn và truy xuất nguồn gốc

Các nước nhập khẩu và người tiêu dùng thủy sản hiện đang cảnh giác hơn bao giờ hết trong việc đảm bảo thực phẩm sạch bệnh. Chúng tôi biết Covid-19 và các bệnh lây truyền từ động vật khác có thể lây truyền qua thực phẩm được xử lý không đúng cách. Tại Trung Quốc, nhu cầu đối với cá hồi Chilê giảm xuống "gần như bằng 0" sau khi các nhà chức trách phát hiện sự bùng phát của Covid-19 đối với cá hồi được nhập khẩu vào tháng 7 năm 2020.

Một đợt bùng phát khác có liên quan đến tôm Ecuador, ngay cả khi một số chuyên gia y tế cho biết rằng không có bằng chứng xác thực nào chứng minh rằng thức ăn có thể lây truyền vi rút. Chỉ trong tháng 9 này, Trung Quốc một lần nữa nhắc lại rằng các nhà nhập khẩu Trung Quốc nên tránh nhập khẩu thực phẩm từ các quốc gia có số ca nhiễm Covid-19 cao.

Chưa kể đến việc nhiều người mua và người tiêu dùng đang e ngại khi mua nhiều mặt hàng thủy sản nhập khẩu. Ngay cả khi giá thành thấp hơn thì nhu cầu vẫn sụt giảm mạnh do những mối quang ngại về an toàn thực phẩm.

Vis tiếp tục: “Việc dán nhãn và truy xuất nguồn gốc thủy sản mang lại cho chính phủ, các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng thứ qua trọng nhất trong cuộc khủng hoảng Covid-19 đó chính là sự yên tâm, vì khả năng truy xuất nguồn gốc rõ ràng đảm bảo sản phẩm có chất lượng cao và quan trọng hơn là an toàn để ăn”.

Chế biến, đóng gói và niêm phong hải sản tươi sống làm giảm đáng kể những mối lo ngại rằng sản phẩm có thể bị nhiễm bẩn. Việc niêm phong đúng cách sẽ ngăn không cho vi rút, vi khuẩn và mầm bệnh tiếp cận và làm ô nhiễm miếng cá hồi phi lê tươi hoặc thịt lưng cá ngừ, nâng cao lòng tin của người tiêu dùng. Các nhà sản xuất nuôi trồng thủy sản lớn nên cân nhắc việc tự chế biến và đóng gói thay vì dựa vào bên trung gian để đảm bảo an toàn sản phẩm.

Sự gia tăng chất dẻo sử dụng một lần bị thúc đẩy bởi những mối lo ngại về an toàn trên hầu hết các thị trường có thể được bù đắp lại bằng cách sử dụng nhựa sinh học làm từ tảo và rong biển (đây là những sản phẩm có thể được trồng và cung cấp bởi những người nuôi trồng thủy sản có tư duy nhanh nhẹn và có tầm nhìn xa), nhờ đó giúp bảo vệ môi trường.

Thomas Sommer đang viếng thăm Dự án Cải tiến Nghề cá ở Philippines

5. Đông lạnh

Như đã được chia sẻ bởi Seafood Source, một báo cáo gần đây của Nielsen đã tiết lộ rằng chỉ riêng tại Hoa Kỳ, doanh số bán ra của thủy sản đông lạnh đã nhảy vọt 50.8% so với hải sản tươi sống tăng trưởng 26.3% và hải sản có hạn sử dụng đã tăng 59.4% từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2020.

Vis có một quan điểm rõ ràng về lợi thế của cá đông lạnh và ông ủng hộ lập luận của mình bằng khẩu hiệu “Mới đông lạnh thì luôn tươi hơn tươi sống!”. Theo quan điểm của ông thì ít người thực sự cảm nhận được sự khác biệt giữa cá đông lạnh chất lượng cao và cá tươi trong khi việc sản xuất cá đông lạnh có nhiều lợi thế. Bán một sản phẩm đông lạnh thì rẻ hơn. Các công việc hậu cần đơn giản hơn, thời hạn sử dụng được kéo dài và những biến động về giá cả đã giảm bớt đáng kể.

Cá đông lạnh cũng bán chạy nhất tại các cửa hàng bán lẻ những nơi vẫn mở cửa trong thời gian đại dịch hoành hành. Để doanh số bán ra hiệu quả cho các điểm bán lẻ thì những người nông dân phải tập trung vào chất lượng và lưu ý rằng các nhà bán lẻ có xu hướng thương lượng để mua được giá thấp.

Thomas Sommer đồng ý, phản ánh: “Ở Thụy Sĩ, các đợt đóng cửa do Covid-19 đang thúc đẩy doanh số bán ra các sản phẩm thủy sản đông lạnh một cách tích cực. Nhiều người đang nấu ăn tại nhà để giảm thiểu nhu cầu đi ra ngoài và tiếp xúc với rủi ro. Các nhà hàng đang đóng cửa và các biên giới quốc tế trở nên ít kẽ hở hơn, vì vậy mọi người đang tích trữ nhiều thức ăn”.

Hãy tự hào là những người chăn nuôi cá

Trong kỷ nguyên của đại dịch Covid-19, có rất ít biện pháp chắc chắn để đảm bảo lợi nhuận, ngay cả đối với các ngành cung cấp hàng hóa và dịch vụ thiêt yếu. Tuy nhiên, các nhà khai thác nuôi trồng thủy sản nên ngẩng cao đầu khi biết rằng họ cung cấp nhu cầu cơ bản nhất của con người - đó chính là thực phẩm.

Leingang cho biết thêm “Các chiến thuật thiết thực có thể giúp người nông dân sống sót sau trận đại dịch bao gồm ngừng sản xuất trại giống cá con cho đến lúc cần thiết, vận hành vườn ươm ở mật độ giảm, hạn chế cho ăn và như một giải pháp cuối cùng và tạm thời là cắt giảm nhân viên".

Bằng cách làm theo những lời khuyên này và liên tục tìm cách cung cấp các sản phẩm an toàn và có chất lượng cao cho những người cần chúng nhất, những người chăn nuôi cá có thể duy trì hoạt động kinh doanh của họ trên mặt nước đồng thời góp phần giúp nhân loại vượt qua thử thách tự nhiên khắc nghiệt bậc nhất thế kỷ. Hãy nhớ rằng khi chiều hướng chung trở nên khó khăn thì sự khó khăn tiếp tục lướt nhanh.


Related news

5-bai-hoc-de-nuoi-thuy-san-thanh-cong 5 bài học để nuôi… tai-sao-ca-mu-lai-co-the-tiep-can-voi-nguoi-chan-nuoi-ca-cua-viet-nam Tại sao cá mú lai…