Nuôi lợn (Heo) Nâng cao khả năng sống của lợn con băng việc nhân giống

Nâng cao khả năng sống của lợn con băng việc nhân giống

Author vcn.vnn.vn, publish date Wednesday. March 30th, 2016

Kết quả này được trình bày bởi Dagmar Kapell ở một sự kiện đặc biệt trước Hội nghị kỹ thuật công ty JSR gần đây, và báo cáo bởi Jackie Linden biên tập trang Thepigsite.

Trong báo cáo của cô với tiêu đề ‘Các mối liên hệ về gen giữa khả năng sống sót của lợn con, số con/lứa đẻ và các đặc điểm sản xuất’ cô giải thích rằng trung bình 13% lợn con sinh ra còn sống mà chết trước khi cai sữa dẫn đến thiệt hại cả về kinh tế và nguồn giống.

Sự sống sót của lợn con có thể đóng vai trò quan trọng trong chương trình nhân giống lợn trong tương lai, Kapell nói.

Tuy nhiên, những mối liên hệ không có lợi có thể tồn tại giữa khả năng sống sót của lợn con và các đặc điểm sản xuất hay khả năng sinh sản, cô khuyến cáo.

Nghiên cứu của cô nhằm mục đích đánh giá tác dụng của gen đối với sự sống sót của lợn con cũng như mối liên kết gen của khả năng sống sót lợn con với các đặc điểm về số con/lứa đẻ như số con sinh ra còn sống và với các đặc điểm sản xuất như tỷ lệ sinh trưởng và độ dày mỡ lưng.

Nói chung, mục đích này là để thực hiện được việc cải thiện gen tối đa.

Kapell xem xét 2 dòng trong giống lợn Đại bạch: dòng bố chọn lấy các đặc điểm về sản xuất và dòng mẹ chủ yếu chọn lấy các đặc điểm sinh sản.

Những dòng này được tách riêng cách đây gần 25 năm.

Cô đã tìm hiểu số liệu từ 1991-2007.

Với mỗi dòng, có 2 bộ dữ liệu: năng suất sinh sản (gồm số lợn con sinh ra còn sống và cai sữa và lứa đẻ) và năng suất sản xuất (gồm tăng trọng trunh bình/ngày,dộ dày mỡ lưng và độ dày bắp thịt).

Trong tổng số, đã có hơn 63000 số liệu về dòng bố và 123000 số liệu cho dòng mẹ.

Những kết quả chính được thể hiện ở bảng sau:

Kết luận

Dữ liệu trên cho thấy việc chọn lọc gây áp lực đối với các đặc điểm khác nhau làm thay đổi các biện pháp đối với các dòng khác nhau.

Ví dụ, số con sinh ra còn sống là 9.7 đối với dòng bố và 11.1 đối với dòng lợn mẹ, và độ dày mỡ lưng là 8.8 và 10.5 lần lượt đối với dòng lợn bố và mẹ.

Nghiên cứu này phân biệt giữa dòng lợn bố và mẹ trong một giống, giống lợn Đại bạch.

Tính di truyền của tỷ lệ lợn sinh ra là 3% đối với dòng bố và 6% đối với dòng mẹ.

Tính di truyền đối với độ dày mỡ lưng là 50% và 42% lần lượt với dòng bố và mẹ.

Tính di truyền đối với khả năng sống sót và đặc điểm sinh sản được tìm thấy là khá thấp.

Hơn nữa, một số tương quan được tìm thấy là không có lợi, ví dụ độ dày mỡ lưng và sô con sinh ra ở dòng bố và giữa tỷ lệ sinh trưởng với số con sinh ra ở dòng bố.

Tuy nhiên, Kapell kết luận rằng việc cải thiện đồng thời dòng bố và mẹ là có thể thực hiện đươc.

 


Related news

khau-phan-an-moi-tao-moi-truong-sach-cho-khu-chan-nuoi Khẩu phần ăn mới tạo… phuong-phap-xu-ly-phan-lon-tong-họp-su-dung-quy-trinh-loc-sinh-hoc-biosortm-phan-1 Phương pháp xử lý phân…