Nuôi lợn (Heo) Năng suất nuôi heo là định hướng cho lợi nhuận - Phần 1

Năng suất nuôi heo là định hướng cho lợi nhuận - Phần 1

Author Asian Pork, publish date Saturday. July 2nd, 2016

Không phụ thuộc chi phí thức ăn hay giá heo như thế nào, lợi nhuận cũng sẽ thấp trừ khi năng suất được duy trì.

Bất cứ nỗ lực nào để cắt giảm chi phí sẽ làm cho năng suất đầu ra bị ảnh hưởng và luôn luôn bị phản tác dụng.

Điều này không có nghĩa là chúng ta không ý thức được tầm quan trọng của chi phí, tuy nhiên, việc quản lý đầu vào cần phụ thuộc vào hiệu quả của tổng chi phí hơn là từng chi phí đơn lẻ.

Nếu chi phí đầu tư đem lại khả năng sản xuất tốt thì đó là một cơ hội tuyệt vời để nâng cao lợi nhuận chung.

Giá thành sản xuất có thể giảm xuống tùy theo chi phí thức ăn và chí phí không phải thức ăn trong sản xuất.

Giá trị của thành phần thức ăn trong giá thành sản suất không chỉ là chi phí thức ăn mà còn là hiệu quả mang lại khi sử dụng (tỉ lệ chuyển hóa thức ăn hoặc kg thức ăn/ kg cân nặng của heo).

Thức ăn giá rẻ không hẳn sẽ đem lại chi phí thấp hơn nếu như hiệu quả chuyển hóa thức ăn kém hơn.

Thành phần không phải thức ăn chính là chi phí lao động, thuế và điện nước, giấy phép, thú y… Các chi phí này thường cố định vì thế ảnh hưởng của chúng lên chi phí sản xuất phụ thuộc phần lớn vào số lượng heo sản xuất.

Khi số lượng heo sản xuất tăng lên, trung bình số kg cân nặng heo cho các chi phí cố định này sẽ cao hơn, vì thế mà chi phí trên mỗi kg thịt heo được giảm xuống.

Hiệu quả tương tự trong chi phí thức ăn trên heo sinh sản.

Khi sản xuất nhiều heo con/nái/năm hơn, chi phí thức ăn cho heo nái trên 1 kg giảm đi, và vì thế làm giảm chi phí sản xuất.

Vì thế, hai thành phần chính trong công thức này không phải là giá heo hay chi phí thức ăn, mà chính là số lượng heo sản xuất và hiệu quả sử dụng thức ăn.

Các nhà sản xuất heo có thể ít nhiều kiểm soát giá heo – được điều tiết bởi quy luật cung – cầu và có thể bị ảnh hưởng bởi các sự kiện diễn ra trên thị trường thế giới hoặc ngay tại địa phương.

Đây là 3 yếu tố chính quyết định lợi nhuận (theo thứ tự quan trọng):

Năng suất

Hiệu quả

Chi phí

Năng suất nghĩa là tổng lượng thịt heo được bán ra hoặc cân nặng.

Điều này bị chi phối bởi số lượng heo được sản xuất/ nái/năm và cân nặng của heo khi được bán ra.

Gia tăng số lượng heo sản xuất

Heo nái trong giai đoạn sinh sản nên được đưa vào một quy trình khép kín từ lúc giao phối đến giai đoạn chọn lọc cuối cùng.

Những ngày nào heo nái không mang thai hoặc không đang trong giai đoạn tiết sữa đều được coi là ngày bị thất thoát (ngày trống), vì thế, những ngày này càng ít càng tốt.

Ba chỉ tiêu chính của năng suất heo nái luôn có mối liên hệ cùng nhau trong kết quả cuối cùng:

Số lần sinh sản (lứa đẻ/ nái/ năm)

Quy mô ổ đẻ (heo con sinh ra còn sống/ lứa đẻ)

Tỉ lệ sống sót (giai đoạn trước và sau cai sữa)

Cho rằng có 1300 kg thức ăn được sử dụng/ heo nái/ năm (bao gồm thức ăn cung cấp cho heo hậu bị giống) và 200 kg thức ăn / con heo từ lúc mới sinh đến lúc bán khi cân nặng đạt 90kg; năng suất tăng từ 15 lên 24 con heo/nái/năm, HFCR cải thiện được 11,5%.

Dựa theo các kết quả trên và phối hợp với hiệu quả sản lượng trên các yếu tố không phải thức ăn, ảnh hưởng của chúng lên chi phí sản xuất.

Vì vậy, nếu không có những thay đổi về chi phí thức ăn hay bất cứ chi phí đầu vào nào, năng suất nái tăng từ 15 lên 24 con heo được bán/năm sẽ làm giảm 25 % giá thành sản xuất.

Vậy, điều gì quyết định năng suất của heo nái hay số lượng xuất chuồng? Câu trả lời là không có yếu tố riêng biệt nào.

Đây là vấn đề liên quan đến tất cả các khía cạnh của quá trình sinh sản và tăng trưởng, cũng như những yếu tố khác có liên quan.


Related news

nang-suat-nuoi-heo-la-dinh-huong-cho-loi-nhuan-phan-2 Năng suất nuôi heo là… phuong-an-thuc-hien-muc-tieu-chan-nuoi-phu-hop-voi-dieu-kien-cua-trang-trai-minh-va-nang-cao-san-luong-tang-10-phan-3 Phương án thực hiện mục…