Tin nông nghiệp Ngăn ruồi, muỗi trong chuồng chăn nuôi

Ngăn ruồi, muỗi trong chuồng chăn nuôi

Author GS.TS. Nguyễn Lân Dũng, publish date Wednesday. October 30th, 2019

Xin cho biết cách xua đuổi ruồi muỗi trong các chuồng chăn nuôi gia súc, gia cầm? Hoàng Lệ Thi, Tam Dương, Vĩnh Phúc

Ruồi, nhặng với mật độ cao là tác nhân truyền một số bệnh đường ruột cho gia súc, gia cầm. Ruồi, muỗi còn là vật trung gian truyền bệnh giữa con vật bị bệnh với con vật khoẻ. Sau đây là một số cách sử dụng cây cỏ dùng để xua đuổi và diệt ruồi, nhặng, muỗi: 

Đốt 50-100g lá bầu khô để khói xông vào chuồng trại gia súc, gia cầm, khói của lá bầu khô có tác dụng xua đuổi ruồi khỏi chuồng trại.

Cũng có thể sắc 200g lá bầu tươi, lấy nước tắm cho 1 con trâu, bò trưởng thành hay 2 con bê, nghé, lợn lớn. Mùi lá bầu tươi cũng có tác dụng xua đuổi ruồi khỏi cơ thể vật nuôi.

Diệt và xua đuổi muỗi: Mật độ muỗi cao, hút máu làm vật nuôi ngứa ngáy, khó chịu, ngủ ít, thiếu máu giảm tăng trọng. Muỗi còn là con vật trung gian truyền một số bệnh nguy hiểm từ con vật bệnh sang vật khoẻ. Dùng phối hợp thân, rễ, lá quả một số loại cây sau để xua đuổi và diệt muỗi cho vật nuôi:

Đốt, xông khói cho chuồng trại nuôi gia súc, gia cầm hỗn hợp một số thân, lá cây khô gồm: Thân lá bèo cái khô 50-100g; lá sả khô 50-100g; lá náng hoa trắng khô 50-100g; vỏ bưởi (vỏ quýt, vỏ cam, vỏ chanh, vỏ quất) khô 50-100g. Khói của hỗn hợp các loại cây này có tác dụng diệt trừ muỗi khi bị trúng khói. Bã chè xanh (chè búp) khô 100-200g, đốt hun khói vào 50-100m2 chuồng nuôi gia súc, gia cầm cũng có tác dụng xua đuổi muỗi.

* Có một số thông tin cho biết có thể dùng nước ôzôn để phòng trị bệnh cúm gia cầm, đó là thông tin đúng hay sai? Lê Nam Hải, Tân Uyên, Bình Dương

Dung dịch ôzôn (O3) có tính ôxy hóa cao nên có thể diệt virut và các vi khuẩn không có bào tử. Theo kinh nghiệm, có thể dùng nước ôzôn phun lên trần và sàn nhà nước được pha loãng theo công thức một đơn vị nước ôzôn 1+4 nước lã. Dung dịch cho gia cầm uống pha với nồng độ 1+10. Dung dịch để tắm cho gia cầm pha với nồng độ 1+4. Cám gà ngâm trong dung dịch cũng pha theo tỷ lệ 1+4 trong vòng 10 phút trước khi cho ăn.

* Xin cho biết cách khử rêu canh cho bể xi măng hay trên thành giếng? Đỗ Huy Cát, Thanh Ba, Phú Thọ

Thường không phải là rêu mà là một số tảo hay vi khuẩn lam. Dùng hóa chất để diệt chúng sẽ gây độc hại cho nguồn nước ăn. Tốt nhất là mỗi khi múc nước xong ta đậy kín thành bể, thành giếng lại bằng một cái nắp để cho ánh sáng không lọt vào được. Thiếu ánh sáng thì rêu, tảo, vi khuẩn lam đều không thể phát triển được.


Related news

mot-nong-dan-nuoi-dui-moi-thang-loi-20-trieu-dong Một nông dân nuôi dúi,… nuoi-trong-rong-nho-bien Nuôi trồng rong nho biển