Tin nông nghiệp Nghiên cứu sự biến động của quần thể rầy nâu ở Phú Yên

Nghiên cứu sự biến động của quần thể rầy nâu ở Phú Yên

Author La Hai, publish date Friday. June 30th, 2017

Th.S Đặng Văn Mạnh, Phó Chi cục trưởng Chi cục BVTV Phú Yên cho biết thời gian qua rầy nâu bùng phát, gây hại nhiều diện tích lúa ở tỉnh này.

Tiến sĩ Nakamura Satoshi (bên phải) hướng dẫn hướng dẫn Chi cục BVTV Phú Yên lắp đặt bẫy gió

Phương pháp của ngành BVTV cũng như bà con nông dân lâu nay là tiến hành điều tra hàng tuần theo định kỳ tại ruộng để theo dõi xem có sự xuất hiện gây hại của rầy nâu hay các loại rầy khác trên cây trồng hay không. Với việc làm này không thể dự báo được khi nào rầy xuất hiện, hoặc là rầy xuất hiện nhiều hay ít.

Để khắc phục hạn chế đó, các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu khoa học, nông nghiệp quốc tế Nhật Bản (JIRCAS) đã giúp Phú Yên đặt các bẫy gió bắt được rầy nâu bay qua. Dựa trên phân tích số liệu, có thể dự báo trong thời gian tới loại rầy nào sẽ gây hại cây trồng nào để chủ động phòng trừ. Đó là tính hiệu quả của bẫy gió so với cách điều tra thông thường.

Tiến sĩ Nakamura Satoshi và TS Mizuki Matsukawa thuộc JIRCAS vừa có chuyến đi đến Phú Yên lắp đặt bẫy gió thực hiện đề tài “Nghiên cứu sự biến động quần thể rầy nâu tại Việt Nam”. TS Nakamura Satoshi cho biết, với độ cao 10m, bẫy gió sẽ bắt được rầy di cư từ xa đến để xác định sự biến động quần thể và khả năng di cư của rầu nâu qua địa bàn Phú Yên.

Ông nói: "Mục tiêu của chúng tôi đến Phú Yên lần này là muốn xây dựng các bẫy gió. Việc đặt các bẫy nhằm xác định các loại rầy, đặc biệt là rầy nâu di cư. Khi bắt được rầy nâu chúng tôi sẽ phân loại ra rầy nâu hay rầy lưng trắng. Thông qua đó chúng tôi nghiên cứu hướng gió tác động đến sự biến đổi quần thể cũng như sự di cư của rầy nâu ra sao?".

"Việc đặt bẫy gió là để nghiên cứu khoa học, vậy nghiên cứu này có chuyển giao ứng dụng cho người dân không, thưa tiến sĩ?", chúng tôi đặt câu hỏi. Ông trả lời dứt khoát: "Đó là điều hiển nhiên. Mục tiêu của bẫy gió, đầu tiên là phục vụ nghiên cứu. Từ nghiên cứu đó, các nhà khoa học phân tích đánh giá kết quả rồi chuyển giao ứng dụng cho người dân vào thực tế SX. Qua thực tế mới khẳng định tính hiệu quả".

Được biết, trong quá trình thực hiện đề tài, JIRCAS đã lắp đặt 4 bẫy gió tại các tỉnh Phú Yên, Vĩnh Phúc, Thừa Thiên- Huế, Nam Định. Thời gian tới, các nhà khoa học Nhật Bản sẽ phân tích dữ liệu chung từ dữ liệu lắp đặt bẫy gió tại 4 tỉnh trên để có kết luận chính xác về sự biến động quần thể rầy nâu tại Việt Nam.


Related news

trong-nam-thu-loi-gan-300-trieu-dong-moi-nam Trồng nấm thu lợi gần… nghe-an-bung-phat-sau-benh-hai-cay-trong Nghệ An: Bùng phát sâu…