Nghiên cứu thực hành ấp nở - Ảnh hưởng của dinh dưỡng - Phần 1
Ảnh hưởng của sự thiếu hụt vitamin và chất khoáng đến tỷ lệ chết phôi và dị tật đã được dẫn chứng bằng tư liệu hóa hoàn chỉnh.
Kiến thức đại cương về nhu cầu bổ sung khẩu phần ăn cho con giống được trình bày rất đạt và sự thiếu hụt vitamin và chất khoáng là tương đối là hiện tượng không bình thường trong thời nay vì các premix vitamin và khoáng thường có đủ nếu nhận được từ các nhà cung cấp có cấp chứng chỉ ISO-, HACCP- và GMP.
Tuy nhiên, các vấn đề mang tính ngẫu nhiên phát sinh và phát hiện chính từ các nghiên cứu dinh dưỡng và theo dõi được nêu dưới đây.
Khả năng sinh sản kém có thể liên quan đến sự thiếu hụt vitamin A, vitamin E hay selen, đặc biệt là trong các khẩu phần ăn cho con trống.
Phôi chết sớm có thể liên quan đến thiếu hụt vitamin A (không xẩy ra sự phát trỉển hệ tuần hoàn), vitamin E (không xảy ra chức năng hệ tuần hoàn), biotin, niacin, axit pantothenic, đồng, selen hay thiamin.
Quá nhiều nguyên tố Bo và molypden có thể làm tăng tỷ lệ chết sớm.
Phôi chết ở giai đoạn giữa liên quan đến sự thiếu hụt vitamin B12, vitamin B2, photpho và kẽm.
Chết ở giai đoạn từ giữa đến cuối liên quan đến thiếu vitamin B12, niaxin, pyridoxin, axit pantothenic và vitamin B2.
Chết phôi giai đoạn cuối liên qian đến thiếu vitamin B12, vitamin D, vitamin E, vitamin K, axit pantothenic, vitamin B2,axit folic, biotin, canxi, mangan, magie, photpho, kẽm, iot và thiamin.
Qúa nhều selen có thể tăng tỷ lệ chết ở giai đoạn cuối.
Excess iodine and vitamin D can cause high embryo losses.
Qúa nhiều iot và vitamin D có thể gây tỷ lệ mất phôi cao.
Việc đạt được mức bổ sung selen tốt nhất có thể rất khó vì có nhiều mức selen khác nhau trong đất phụ thuộc vào vị trí địa lý.
Trong một số trường hợp, việc sử dụng selen hữu cơ có thể làm khả năng sinh sản và ấp nở được cải thiện.
Trong trường hợp thiếu vitamin B12 bị kéo dài, số phôi chết có thể thay đổi từ giai đoạn đầu đến cuối quá trình ấp, và từ phôi chết cuối đến đầu tiên trong tình trạng thiếu vitamin B2 kéo dài.
Niacin có thể được hình thành từ tryphotpho, vì vậy sự thiếu hụt thường là kết quả của sự đối lập với các thành phần ăn hàng ngày khác.
Sự thiếu hụt axit linoleic có thể ảnh hưởng đến phôi thai ở tất cả các giai đoạn.
Nhu cầu bổ sung cho sản xuất trứng và ấp nở khác nhau.
Sản lượng trứng có thể bị ảnh hưởng bởi sự thiếu hụt năng lượng, axit amin cần thiết, vitamin A, B6, B12, magie, mangan, natri, iod và kẽm, trong khi thiếu vitamin D, canxi, photpho hay kẽm có thể ảnh hưởng đến khả năng ấp nở thông qua ảnh hưởng đến chất lượng vỏ trứng.
Quá nhiều protein thô có thể giảm khả năng sinh sản và tỷ lệ protein năng lượng thấp trong khẩu phần ăn có thể giảm khả năng ấp nở.
Sự nhiễm bẩn của khẩu phần ăn gà giống với thuốc chống cầu trùng (từ thức ăn nghiền) hay nấm mốc mycotoxin (từ nguyên liệu thô) cũng có thể dẫn đến giảm khả năng ấp nở.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao