Người dân đầu nguồn chuyển đổi vật nuôi
Theo kế hoạch, trong mùa lũ năm 2016 này TX. Hồng Ngự (Đồng Tháp) vận động người dân thả nuôi tôm càng xanh tổng diện tích 80ha, với gần 10 triệu con giống. Đến cuối tháng 7, toàn thị xã chỉ thả ương được khoảng 45ha, với trên 4 triệu con giống, tập trung nhiều tại xã Bình Thạnh và xã An Bình B.
Hiện tôm đang phát triển tốt, các hộ nuôi cũng đã chuẩn bị hoàn tất các phương tiện, dụng cụ phục vụ việc chăn nuôi, tuy nhiên đang trông chờ nước từ thượng nguồn đổ về mới cho tôm lên ruộng. Số diện tích còn lại hầu hết các hộ nuôi đã chuyển sang nuôi cá lóc, cá trê, cá rô, cá nàng hai,...
Anh Nguyễn Phi Long ngụ ấp Bình Thành A, xã Bình Thạnh là một trong những hộ thực hiện việc chuyển đổi vật nuôi cho biết, nếu như những năm trước, thời điểm này, anh phải tất bật chuẩn bị cho vụ tôm nuôi trong mùa lũ thì hiện nay, với diện tích mặt nước ao khoảng 1.500m2, anh đã may 3 mùng lưới, thả nuôi 12 ngàn con cá lóc giống, cá đã được hơn 30 ngày tuổi, đang phát triển tốt.
Với loại vật nuôi này, mặc dù lũ về muộn và nhỏ thì cũng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của chúng. Anh Nguyễn Phi Long cho biết: “Nuôi tôm cho hiệu quả kinh tế rất cao, tuy nhiên lệ thuộc nhiều vào nguồn nước, những năm lũ nhỏ mô hình nuôi tôm không hiệu quả, dẫn đến việc người nuôi thua lỗ.
Tôi chuyển sang mô hình nuôi cá lóc, khâu chăm sóc, quản lý nhẹ hơn, nhất là chủ động được nguồn nước, không lệ thuộc vào nước lũ”.
Trong điều kiện thời tiết, nhất là tình hình nước lũ diễn biến bất thường như hiện nay, việc người dân tự chuyển đổi vật nuôi sao cho phù hợp, không lệ thuộc nhiều vào nước lũ được xem là cách làm hiệu quả nhằm hạn chế những rủi ro trong việc chăn nuôi.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao