Người Trồng Keo Tràm Lo Lắng
Publish date Tuesday. June 19th, 2012
Ông Nguyễn Tôn Quyền - Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (Vietforest) cho biết, người trồng keo tràm đang rơi vào tình thế bị thiệt thòi và chưa có phương án để giải quyết.
Dự tính khoảng giữa tháng 6, Vietforest sẽ đưa ra những con số thống kê và báo cáo về thực trạng này trình Thủ tướng Chính phủ và các đơn vị chức năng liên quan để phối hợp giải quyết.
Thời gian gần đây, người trồng rừng ở nhiều địa phương rất lo lắng khi các doanh nghiệp giảm giá nguyên liệu cây keo tràm. Nhiều lâm trường và người dân lúng túng khi đồi cây đã đến tuổi khai thác mà doanh nghiệp thu mua lại đồng loạt giảm giá.
Giá keo tràm đang giảm mạnh nên nhiều người trồng rừng lo lắng.
Theo tính toán, với giá thu mua như hiện nay, các lâm trường và người dân trồng rừng chỉ thu được từ 40 - 50 triệu đồng/ha trong vòng 7 năm, tức là từ 6 - 7 triệu đồng/ha/năm. Trừ đi các chi phí về giống, công chăm sóc, công khai thác, chi phí vận chuyển thì người trồng rừng hầu như không có lãi, không thể hoạt động hiệu quả ngay cả khi được hỗ trợ.
Anh Kim Văn Bình - Trưởng bản Kẻ Can (xã Châu Hạnh, Quỳ Châu, Nghệ An) cho biết nếu giá keo tiếp tục giảm như hiện nay thì chắc chắn người dân ở bản sẽ phải thay việc trồng rừng bằng cây khác. Ông Hồ Thanh Hùng - Giám đốc Lâm trường Đồng Hợp (Nghệ An) cho biết, các công ty thu mua gỗ đã giảm của người dân khoảng 60.000 đồng/tấn nguyên liệu. Như vậy, người dân là những người bị chịu thiệt đầu tiên.
Ông Nguyễn Duy Thiệu - Chủ tịch xã Cát Vân (Như Xuân, Thanh Hóa) cho biết, gần một tháng nay, giá thu mua keo tại đây cũng đã giảm từ 60.000 - 80.000 đồng/tấn. Tính ra, với mỗi ha, người dân sẽ giảm thu từ 1,5 - 2 triệu đồng so với trước. Lợi nhuận từ trồng rừng vốn đã không cao, nay giá keo thu mua lại giảm, nhiều hộ trồng rừng đang lo sẽ không thu hồi đủ vốn đầu tư trong suốt 10 năm chăm sóc đồi keo. Cây keo vốn đã từng là loại cây xóa đói giảm nghèo của mảnh đất này thì nay lại có thể chính là nguyên nhân kéo kinh tế địa phương đi xuống.
Nếu kéo dài tình trạng này thì chắc chắn sẽ không thể khuyến khích trồng rừng, và chương trình phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 đã được Chính phủ phê duyệt (với mục tiêu trồng 250.000 ha/năm) sẽ gặp khó khăn.
Related news
Tools
Feed Balancer
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Hydroponics Calculator
Pha dung dịch thủy canh
Feeding Calculator
Định mức cho tôm ăn
NPK Calculator
Phối trộn phân bón NPK
Survival Calculator
Xác định tỷ lệ tôm sống
Fertilizers Converter
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Aeration Calculator
Xác định công suất sục khí
Shrimp Converter
Chuyển đổi đơn vị tôm
Greenhouse Calculator
Tính diện tích nhà kính
Pond Calculator
Tính thể tích ao