Tin thủy sản Nguồn dinh dưỡng từ cỏ linh lăng cho thủy sản

Nguồn dinh dưỡng từ cỏ linh lăng cho thủy sản

Author Tường Vi, publish date Friday. July 3rd, 2020

Cỏ linh lăng là thức ăn tiềm năng có thể sử dụng trực tiếp (đối với cá ăn cỏ), bổ sung hoặc thay thế hoàn toàn bột cá.

Cỏ linh lăng là thức ăn tiềm năng có thể sử dụng trong ngành thủy sản.

Cỏ linh lăng hay còn gọi là cỏ alfalfa (Medicago sativa), hay cỏ ba lá thuộc học đậu có nguồn gốc từ Nam và Trung Á. Hiện nay có hơn 80 quốc gia trồng loại cỏ này. Theo diện tích trồng khảo nghiệm của Viện cây lương thực thuộc Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam, cỏ linh lăng trồng ở Việt Nam cho năng suất khoảng 130 tấn/ha cao hơn mức trung bình của thế giới khoảng 100 tấn/1ha. Cỏ linh lăng có nguồn dinh dưỡng dồi dào, trong đó có thành phần dinh dưỡng như acid amin, vitamin, protein, khoáng chất, beta carotene, acid hữu cơ, ... ngoài ra còn giàu chất diệp lục, carotene. Là thành phần giàu dinh dưỡng cần  có trong thức ăn của gia súc, gia cầm và cả động vật thủy sản.

Một thử nghiệm bổ sung cỏ linh lăng vào khẩu phần ăn của cá chép ở dạng tươi và dạng khô dưới 30% có sự kết hợp cùng với bánh dầu lạc, cám gạo, chất kết dính guar gum, vitamin và khoáng chất cho thấy không có tác dụng phụ đối với sự tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn hoặc phản ứng của cơ thể cá. Theo một báo cáo của Ali và cộng sự (năm 2003) đã đề nghị rằng hàm lượng cỏ linh lăng khuyến cáo sử dụng cho thức ăn thủy sản là 5%. Đây là một nguồn protein thực vật đầy hứa hẹn, được sử dụng để thay thế một phần bột cá trong thức ăn cho động vật thủy sản. Nó chắc chắn sẽ giúp người nuôi cá quy mô nhỏ cắt giảm chi phí chăn nuôi so với thức ăn truyền thống.

Trong một nghiên cứu của Tiến sĩ Gerard Cuzon và đồng nghiệp tại IFREmer ở Polynesia thuộc Pháp thử nghiệm thay đổi chế độ cho ăn với lượng cỏ linh lăng bổ sung là 4% và 8% trên đối tượng tôm xanh Thái Bình Dương (Penaeus stylirostris) trong suốt tháng cuối cùng cho ra kết quả khả quan. Màu sắc của tôm khi chế biến tăng đáng kể.

Cũng cùng với loại cỏ đinh lăng này, IFREmer đã mô tả bản chất của các sắc tố liên quan đến màu sắc của tôm sau khi chuyển đổi sinh học trong một thử nghiệm khác. Thử nghiệm cho thấy sự gia tăng rõ rệt nồng độ carotene trong lớp biểu bì và gan tụy của tôm khi cho ăn thức ăn có bổ sung cỏ linh lăng. Điều đó chứng tỏ rằng hàm lượng carotene trong cỏ linh lăng là đáng kể.

Nguồn dinh dưỡng từ hạt và mầm cỏ đinh lăng còn được con người đưa vào sử dụng. Sự kết hợp của các khoáng chất, vitamin và protein trong cỏ linh lăng làm cho nó vượt trội hơn so với các loại thảo mộc và rau mầm khác. Đây là sản phẩm tiềm năng trong việc cải thiện sức khỏe con người trong tương lai.

Với khí hậu và thổ nhưỡng ở Việt Nam, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển loại cây họ đậu này. Một số nhóm nghiên cứu ở Việt Nam đã trồng thử nghiệm tại nhiều địa phương phía Bắc như Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hà Nam, Bắc Ninh và vào cả tỉnh Lâm Đồng. Kết quả cho thấy tại tỉnh Hà Nam và Lâm Đồng cho kết quả tốt và các lứa tái sinh cho năng suất cao hơn lứa đầu. Việc trồng và quản lý hiệu quả loại cỏ linh lăng mở ra rất nhiều hy vọng cho ngành chăn nuôi cũng như nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong thời kì phát triển hiện nay.


Related news

cai-thien-chat-luong-au-trung-ca-ngua-van Cải thiện chất lượng ấu… tao-tuoi-hay-tao-bot-thi-tot-hon-cho-tom-giong Tảo tươi hay tảo bột…