Nuôi gà Nguồn gen vật nuôi bản địa Việt Nam: Tập đoàn gà

Nguồn gen vật nuôi bản địa Việt Nam: Tập đoàn gà

Author Võ Văn Sự – Phạm Công Thiếu – Hoàng Văn Tiệu, publish date Tuesday. March 20th, 2018

Trong phạm vi Dự án Biodiva, C Berthouly và các tác giả (2009) đã nhận thấy có sự đa dạng di truyền lớn của tập đoàn gà Hà giang và lý do của hiện tượng đó một phần là cách thức chăn nuôi của nông dân vùng Hà giang: ít chọn lọc và trao đổi thương nghiệp. Một phần do việc chuyển gen từ gà rừng (phối giống với gà rừng). 

Phân bố và đặc điểm của các giống gà bản địa VN

Có thể phân làm hai:

Tập đoàn gà phần lớn chưa phân biệt các giống: Vùng núi mà chủ yếu là các dân tộc thiểu số nuôi nhưng quần thể gà và phần lớn chưa được kiểm định, đặt tên. Những nghiên cứu quần thể gà tỉnh Hà giang của Dự án Biodiva (2005-2008) cho thấy điều đó.

Các giống đã có tên và đặc sản: Các vùng đồng bằng tập trung nuôi quy mô lớn như Khoái châu, Đồng nai nuôi gà Đông tảo, Phú Ngãi Trị (huyện Châu thành, Long an) nuôi gà Tàu vàng (nay đã bị lai), Xã Tiên phong (Hà nam) nuôi gà Móng, xã Đông hồ (Thuận thành, Hà bắc) nuôi gà Hồ... và có xu hướng phát triển tốt trong giai đoạn này nhờ các đặc điểm: thịt dai, thơm, không nuôi bằng “cám công nghiệp” và thả rông / thả vườn... 

Cũng như lợn bản địa, tập đoàn gà VN khá đa dạng. Ít nhất 21 giống / quần thể đa được công nhận và phát hiện (Xem bảng 4). Một số giống mới được phát hiện trong đợt nghiên cứu của chúng tôi tiến hành trong năm 2012 gồm: Gà Kiến Quảng nam, Bình định. Gà tre Tân châu (An giang), gà Ngàn phố (Hương sơn Hà tĩnh), gà Đòn (tức đá, chọi) ở huyện Đức hòa (Long an).

Tuy nhiên tập đoàn gà ở các tỉnh miền núi mà đồng bào dân tộc miền núi nuôi khá đa dạng về kiểu hình, được nuôi ở những vùng miền khác nhau về môi trường sinh thái khác nhau, cần được phân biệt. Trong năm 2005-2006, 4 quần thể gà được phân biệt tại Hà giang.

Một số nét về tập đoàn gà VN:

Trong phạm vi Dự án Biodiva, C Berthouly và các tác giả (2009) đã nhận thấy có sự đa dạng di truyền lớn của tập đoàn gà Hà giang và lý do của hiện tượng đó một phần là cách thức chăn nuôi của nông dân vùng Hà giang: ít chọn lọc và trao đổi thương nghiệp. Một phần do việc chuyển gen từ gà rừng (phối giống với gà rừng).

Trong một nghiên cứu của Ngô Thị Kim Cúc và các nhà khoa hoc Đức, 9 giống gà VN được nghiên cứu về sự đa dạng di truyền. 29 microsatellites được phân tich kiểu gen ở  353 con thuộc 9 giống gà bản đia và 2 giống ngọai có từ Trung quốc. Trung bình một quần thế có 32 cá thể được thu gom ngẫu nhiên. Các lô đối chứng  gồm 32 quần thế gà thương nghiệp với số mẫu là 1121 con từ châu á, Phi và Châu âu và  3 quần thể gà Rửng đỏ (Red Jungle). Nhìn chung mà nói, các quần thể gà bản địa VN thể hiện sự biến di di truyên lớn trong nội bộ từng quần thế và giữa các quần thể. So với các giống nước khác, gà VN có sự đa dạng nhiều hơn. Các giống gà VN gần với giống gà Rừng đỏ và một giống gà TQ. Kết quả phản ảnh một lịch sử đã biết và sự phân bố địa lý. 

Tuy nhiên điều lưu ý rằng, kết quả phân tích khoảng cách di truyền bằng kỹ thuật phân tích microsattiles không thể hiện sự khác nhau giữa các giống vốn được phân biệt bằng ngoại hình và vùng địa lý – sinh thái. Trong kết quả nghiên cứu này gà H’mông có thịt đen xương đen, chân cao, gà Tè có thịt trắng, chân thấp và giữa chúng có nhiều khác biệt về các đặc điểm khác nhưng lại gần gũi nhau về di truyền.

Những nghiên cứu về di truyền của gà:

- Đa hình gen protein 2 kết với yếu tố sinh trưởng giống insulin (IGGBP2) và gen yếu tố 1 sao chép tuyến yên ở gà Việt nam.

Các giống và quần thể

Việt nam là một trong 3 nôi thuần hóa gà của nhân loại (hai nơi khác: Trung quốc và Ấn độ).

Có thể phân làm bốn nhóm theo tầm vóc và mục đích sử dụng:

Gà “tre”: nhỏ con nhất. Có ở các vùng núi phía bắc. Hiện cũng được nuôi ở dưới xuôi, mục đích để làm cảnh.

Gà ri: chân nhỏ, tầm vóc lớn hơn gà tre. Người dân thường gọi là gà ta. Có nơi gọi là gà H’Re (Quảng ngãi).

Gà to con: Đã được công nhận hoặc nhân ra từ lâu gồm các giống / quần thể như gà Đông tảo, Gà Hồ, gà Ác và gà Tàu vàng, gà Móng (Hà nam), Gà Tò (Thái bình). Gần đây đã phân lập thêm các giống và nhân giống, như gà H’mông.

Gà cảnh / giải trí:

Gà chọi: Về ngoại hình, gà chọi ở các "sới gà chọi" vùng Bình định, Hà nội đều "na ná" như nhau: ít lông, cao to, cổ màu đỏ. Không rõ được nhập từ đâu về. Tuy nhiên ở vùng "Miệt vườn" Nam bộ, người ta vẫn dùng gà Tre loại lớn để "chọi".

Gà cảnh: gà Tre Tân châu, gà Tre (Miền bắc)

Các dự án / đề tài liên quan đến gà gần đây như sau:

“Hoàn thiện quy trình nhân giống và phát triển gà Ri” do Viện chăn nuôi thực hiện với kinh phí là 1,2 tỉ, cho thời gian 2 năm (2007 đến 2008).

Nghiên cứu Gà Hồ+Mía+Móng do Viện chăn nuôi thực hiện năm 2008-2010 với kinh phí 1,2 tỉ.

“Hoàn thiện quy trình công nghệ chăn nuôi gà H’Mông-Ai Cập, Ai Cập-H’Mông và các tổ hợp lai giữa chúng” do Viện chăn nuôi thực hiện với kinh phí là 1,2 tỉ, cho thời gian 2 năm (2009 đến 2010).

“Nghiên cứu chọn lọc và nhân thuần nâng cao năng suất gà Tàu Vàng” do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền nam với kinh phí là 1 tỉ, cho thời gian 2 năm (2010 đến 2011). Đề tài đang triển khai giai đoạn 2, với kinh phí tương tự.

“Dự án khai thác phát triển nguồn gen gà Móng (Hà nam) và Mía (Sơn tây – Hà nội)” do Viện chăn nuôi thực hiện với kinh phí là 4,5 tỉ, cho thời gian 4 năm (2012 đến 2015).

“Dự án khai thác phát triển nguồn gen gà Đông tảo, gà Chọi và Gà tre” do Viện chăn nuôi thực hiện với kinh phí là 4,5 tỉ, cho thời gian 4 năm (2012 đến 2015).

Trong chiến lược của khoa học – Công nghệ của Bộ NN có nói đến “Chọn lọc lai tạo các dòng gà địa phương có nhu cầu thị trường”.

I. Một số giống gà nổi trội

Gà Đông tảo (cũng bị gọi nhầm là Đông cảo).

Đã có trong thời Pháp thuộc ở làng Đông tảo, huyện Khoái châu, Hưng yên. Đây có thể là giống gà duy nhất của thể giới có bộ bộ chân phát triển to vượt bậc khi trưởng thành. Tháng 8 năm 2012 được Hoàng tử Nhật bản Akishino đến thăm. Hiện tại giá lên cao: 50 000 đồng quả trứng, cá biệt có cá thể được trả 5 triệu đồng. Hiện tại đã lan đi các tỉnh tại Miền nam. Trại gà Đông tảo Tuấn đồng nai hiện có 500 mái đẻ là trại tư nhân lớn nhất cả nước. Giá cao nhất là 70 triệu đồng / cặp được một người tại Gò vấp (TP Hồ Chí Minh) mua (http://dantri.com.vn/kinh-doanh/ky-luc-70-trieu-dong-mot-doi-ga-dong-tao-584573.htm). Cũng đã có một video clip về chế biến và thưởng thức thịt gà này tại một nhà hàng TP Hồ Chí Minh do một nghệ sỹ Việt nam giới thiệu. Gà này từng được mang đi Nhật, tuy nhiên hình như tại đó nuôi không thành. Hoàng tử Nhật cũng đã đề nghị được có giống này tại Nhật. Tuy nhiên được biết đến nay một nước Nhật cấm nhập gia cầm từ Việt nam do dịch cúm gia cầm. Một vườn thú nước Anh cũng muốn nhập nhưng chưa tiến hành do lý do tương tự. Một số nguồn tin cho một số trứng gà giống này đã được Việt kiều tại Mỹ, Pháp cũng được chuyển sang Mỹ, Pháp. Tuy nhiên không rõ như thế nào. Việc xuất ngoại giống này liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ và lệnh cấm xuất của nhà nước Việt nam ban hành năm 2004 (Quyết định 78/2004/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Danh mục giống vật nuôi quý hiếm cấm xuất khẩu).

Gà Đông tảo trong nghiên cứu của Ngô Thị Kim Cúc thuộc đối tượng dễ tuyệt chủng, nhưng hiện nay đang phát triển rất mạnh.

Người chăn nuôi làng Đông tải phân gà này thành 3 kiểu hình theo màu sắc.

Điều thú vị, trong lúc tại làng Đông tảo người dân cho rằng gà này chỉ có thể nuôi theo cách truyền thống: cho ăn thóc, ngô, thả… thì tại Đồng nai ông Tuấn nuôi như thể gà công nghiệp. Mặc dù ông này đang lãi lớn tuy nhiên cũng không giám mở rộng thêm vì sợ rớt giá.

Gà Móng

Có ơt xã Tiên phong (huyện Duy tiên – Nam hà). Giống này được biết đến năm 2003. Ngoại hình, năng suất tương tự như gà Hồ. Xã này nằm cuối đường và gần như “cô lập” nên giống gà truyền thống này được giữ mãi và nay có điều kiện phát triển khi Đề án bảo tồn nguồn gen vật nuôi do Viện chăn nuôi chủ trì đã tham gia công tác bảo tồn và phát triển tới nó. Hiện tại có 700 gia đình (từ 50 đến 200 mái) và một trại gà Móng của ông Nguyễn Văn Thắm (>2000 mái) chuyên nuôi giống gà này. Các giống khác cũng được đưa vào xã này nhưng đều bị đánh bật ra. Xã này có những quy ước về nuôi giống gà riêng của mình và đến nay có lẽ là “làng nghề” đầu tiên nuôi gà bản địa.

Gà Hồ

Là giống gà có mặt trong các bức tranh dân gian nổi tiếng do các nghệ nhân xã Lạc Thổ - Thị trấn Hồ - huyện Thuận Thành- tỉnh Bắc Ninh  có từ bao đời nay. Hiện đang có chương trình nghiên cứu với nguồn hỗ trợ từ Trường Đại học Công giáo (Bỉ) do Trường Đại học Nông nghiệp 1 chủ trì. Tuy nhiên để bán được giá hơn cần có những hoạt động quảng bá tích cực hơn.

Gà Ác

Là một giống gà khá lâu đời của tỉnh Long an. Thân phủ bằng lông tơ. Thịt đen xương đen. Nhỏ con, < 0,5 kg. Thịt chứa nhiều chất sắt nên hơi tanh. Thường được hầm với các loại thảo dược. Công ty Bảo long đã chế biến thịt và đóng hộp loại gà này (Xem: http://www.thucphambaolong.com/). Sau 1988 được Dự án TCP/188/RAS/JP (Viện chăn nuôi) mang ra nuôi thử ngoài phía Bắc. Hiện nay được nuôi nhiều tại Long an với quy mô trang trại lớn.

Gà H’mông

Là một giống gà xương đen thịt đen, được nuôi rải rác và lẫn với các loại gà bản địa khác nhau tại các tỉnh miền núi phía bắc từ Lạng sơn đến Nghệ an nơi các đồng bào dân tộc thiểu số (H’mông, Thái, Tày... ) sinh sống. Trong phạm vi “Dự án Bảo tồn nguồn gen vật nuôi quý hiếm” của Bộ nông nghiệp và PTNT (2000), giống này được chọn lọc từ quần thể gà xương đen thịt đen của người H’mông nuôi tại Sơn la mang về và nuôi thích nghi và nhân ra tại Viện chăn nuôi (Hà nội). Sau này cũng được lai với gà Ai cập tạo nên giống mới. Đã được nhân rộng trên nhiều vùng. Thịt ngọt, thơm, ít mỡ và màu đen giúp nó một thời lên cơn sốt. Hiện nay đã trở thành một giống vật nuôi của Bộ Nông nghiệp và PTNT.  

Gà Mía

Là một giống gà có từ lâu tại làng Mông phụ (Đường lâm, Ba vì, Hà nội). Khá nổi tiếng cũng nhờ vị ngọt của gà và tên tuổi của vùng đất này: Đất hai vua và là làng cổ duy nhất ở Việt nam. Năm 1998 tại Trạm NC và thực nghiệm thức ăn vật nuôi - Viện chăn nuôi. Đã phát triển một đàn gà mái lên 300 con. Tuy nhiên không thâm nhập nổi thị trường nên thôi.

Từ năm 1998, Hà nội có chủ trương bảo tồn và khai thác giống này. Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển nông nghiệp Hà Nội (HADICO) đã và đang bảo tồn và phát triển gà Mía. Năm 2012 Hà nội dự tính đầu tư 19 tỉ VND cho việc xây dựng mới cho Công ty này. Tuy nhiên đang trục trặc trong việc giải phóng mặt bằng nên công tác này đang bị ngắt quảng (Dân Việt, 2013). 

Hiện có vài giống lai Gà mía x  Gà Lương phượng do Viện chăn nuôi lai tạo. Ngay tại xã Đường lâm các hộ cũng tiến hành lai với các loại gà khác nhau nhưng vẫn bán với mark: Gà Mía.

Nguy cơ: Chọn lọc định hướng quá lớn khiến một số kiểu hình bị mất. Và lai tạp.

Gà Tàu vàng

Có lâu đời tại các vùng Long an. Tuy nhiên hiện cũng đã lai tạp với một số giống khác như gà chọi, gà Lương phượng nhằm tăng năng suất. Được nuôi nhiều ở xã Phú Ngãi trị (Châu thành, Long an).

Viện Nông nghiệp Miền nam có một đề tài nhằm khôi phục / chọn lại giống gà này.

Lê Thanh Phương et al (2012) đã có nghiên cứu thành phần, chất lượng của axit béo của trứng gà Tàu vàng.

Nguy cơ: mất giống thuần chủng. Biện pháp: tìm kiếm lại giống này.

Gà Kiến

Tại Bình định và miền trung có giống gà khá nổi tiếng đó là gà Kiến. Nhìn ngoại hình có thể lai gà đá + gà ri. Lông màu đậm, chân cao, người dài. Nhưng vẫn được gọi là gà “ta”. Nuôi rải rác trong dân, không mấy ai nuôi rải rác trong dân. Có một số doanh nghiệp như ông Lê Văn Dư (tại Tuy phước) có nuôi gà này. Tại Quế sơn (Quảng nam) cũng có một doanh nghiệp nuôi gà này.

Gà Tân châu

Là một giống gà cảnh khá nổi tiếng của huyện Tân châu (Long an). Sau đó được giới chơi gà kiểng Long Xuyên cùng nuôi dưỡng, lai tạo và phát triển để có được giống gà tre khá thuần chủng hiện nay. Do có nhiều đặc điểm đặc thù so với các giống gà tre khác, nên giới gà kiểng An Giang đã đặt thêm địa danh Tân Châu vào để phân biệt với các giống gà tre nhỏ vùng khác. Khá đa dạng về màu sắc, sặc sỡ và trông khá đẹp.

Hiện giống này được nhân và phát tán đi nhiều nơi tại Miền nam thậm chí tại Miền bắc. Khoảng năm 2010 gà này rất được giá, thậm chí có cặp lên đến 5 triệu đồng.

(Một số hình ảnh trên trang mạng về gà Tre Tân châu)

II. Một số giống gà chưa được đăng ký

Gà Kiến: Có tiếng tại vùng Bình định, và nay cũng được đưa ra một số nơi như Quế sơn (Quảng nam). Về ngoại hình có thể lai gà đá + gà ri. Lông màu đậm, chân cao, người dài. Nhưng vẫn được gọi là gà “ta”. Tại huyện Tuy phước (Bình định)  ông Lê Văn Dư khá nổi tiếng trong việc kinh doanh giống gà  này, tuy nhiên theo ông Trường giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển Chăn nuôi Miền trung (Viện chăn nuôi) thì gà ông Dư nuôi có lai gà Đá (gà chọi) và Lương phượng. Lai với gà đá nhằm tăng độ dai của gà thịt.

III. Gà chọi (Gà Đá, gà Đòn)

Đến bây giờ cũng chưa có những nghiên cứu kỹ lưỡng về vấn đề này. Tuy nhiên cũng như ở các nước khác, tập đoàn gà chọi Việt nam khá đa dạng, có thể có nhiều giống và nhiều dòng, thuần, lai lẫn lộn kể cả với các gà ngoại nhập nội. Có nơi dùng gà tre đế chọi như nhân dân vùng Tân châu, có nơi dùng gà “Đòn” trụi lông lá để chọi. Số lượng mỗi giống / dòng không nhiều lắm. Thí dụ tại Bình định có hai dòng gà chọi: Dòng Ngân hà và Bảy Quéo. Gà Ngân hà có đặc điểm khi đấu thường “đốt vào cốt” (tức bám sát đối phương để đấm vào ngực, còn gà Bảy Quéo có thói quen đá vào đầu và mặt đối phương. Nhìn ngoại hình điều dễ phân biệt nhất là bộ lông, một loại “trọc, trụi” cùng với da đỏ au và “không trọc, trụi” với da màu thường. Gag trọc trụi lông cũng được “tỉa bớt lông, lá” cho “oai phong” bởi các ông chủ gà.

Công nghệ lai tạo gà chọi ở Việt nam cũng khá phát triển. Thậm chí đến lai dòng cận huyết. Trong các trang Web “Gà nòi” (http://ganoi.com) của “Hội gà nòi Việt nam”, hoặc trang “Diễn đàn các cảnh” (http://www.diendancacanh.com/) có miêu tả các phương pháp lai tạo tiên tiến, phức tạp nhất mà các nhà chọn giống gà áp dụng như: Lai dựa (flock-sourcing), Lai quần (flock-mating), Lai cuốn (rolling-mating), Lai bầy (clan-mating), Lai xoay (spiral-mating), Lai dòng (linebreeding). 

IV. Một số loại gà kỳ hình

Nhiều ngón chân: Ở nước ta các giống gà thường có 4 ngón. Tuy nhiên cũng có một số giống có 5, 6 và hơn. Gà 5 ngón (gọi là ngũ trảo) như gà Ác hoặc gà Thái hòa, Quý phi của Trung quốc (Cả ba loại này đều có xương, thịt, phủ tạng màu đen). Gà 6 ngón (lục trảo) như gà Lục trảo có ở vùng Lạng sơn. Đặc điểm của các loại gà có giưới 6 ngón là có cả trên hai chân, các ngón tương đối dài. Bên cạnh đó cũng xuất hiện một vài loại gà có 6-8 ngón tại một số vùng núi Bắc bộ. Các ngón phụ thường bé, ngắn và nằm sát với nhau. Một số người nhầm tưởng các ngón phụ đó là cựa – các mấu xương trồi ra trên cẳng chân – và liên hệ nó với con gà truyền thuyết (Gà chín cựa, ngựa chín hồng mao).

Phao câu không rõ: Tại một vài nơi (Cao bằng, Hà giang) cũng xuất hiện một số gà mà phao câu không phát triển lắm. Người dân ít dùng để cúng tế do mổ ra như gà khuyết tật.

V. Những ưu thế / mối đe dọa đến các giống gà bản địa Việt Nam

Do dễ nuôi và ít vốn hơn để nuôi / phát triển so với các lòai vật nuôi khác, nên phát triển chăn nuôi gà trong giai đoạn vừa qua khá nổi trội, đặc biệt khi mà các nguồn gà nhập từ nước ngoài về có vấn đề về an toàn thực phẩm và chất lượng không phù hợp với thói quen ẩm thực của người Việt nam.

Bên cạnh đó thói quen ẩm thực cũng tác động đến nhu cầu hiện gà. Người miền nam một thời gian dài 30 năm đã quen với gà công nghiệp và qua chế biến (rang, nướng, hầm). Tuy nhiên đa phần người miền Bắc thích ăn thịt gà luộc, luộc vừa phải không nhừ quá,  “hơi dai, chắc thịt”. Gà bản địa nuôi thả rông đảm bảo cho loại thịt như thế. Còn gà công nghiệp thì ngược lại.

Giá cả gà công nghiệp, gà bản địa cũng khá chênh lệnh. Thí dụ cuối năm 2012, giá gà công nghiệp màu trắng là 40 ngàn đồng, gà màu là 60 ngàn đồng và gà bản địa thông thường là 120 ngàn đồng / kg. Giống gà Đông tảo lên cơn sốt có khi đến 30-50 ngàn đồng / con mới nở.

Tuy nhiên cũng như lợn bản địa, số lượng gà bàn địa không nhiều và đắt, năng suất thấp, nên nó đã bị đẩy lùi ở đa phần lãnh thổ VN, trừ các vùng núi nên dân tộc ít người sống tự cung tự cấp.

- Sự lấn át quá mạnh của ngành chăn nuôi gà công nghiệp.

Trong các loại vật nuôi, thì gà là đối tượng được “công nghiệp hóa” nhanh và sâu nhất. So với các giống gà bản địa mà người dân các nước đang phát triển nuôi, thì “gà công nghiệp” khác hẳn về nhiều đặc điểm: gà công nghiệp đánh mất khả năng bẩm sinh về kiếm ăn, ấp, chạy trốn, chống bệnh, chống sự thay đổi của môi trường, năng suất trứng và thịt cao, thời gian tăng trưởng được rút ngắn, thời gian đẻ kéo dài.. và nói chung như một cỗ máy sản xuất thịt trứng... Giá thành sản xuất cũng thấp hẳn so với gà bản địa. Công nghiệp hóa nhằm giải quyết nhu cầu thịt tăng lên của dân chúng. Tuy nhiên cũng gây khó cho những người dân không đủ sức để nuôi gà công nghiệp mà chỉ có thể nuôi gà bản địa với năng suất thấp hơn. Và rốt cuộc thì hàng loạt giống gà địa phương bị sa thải.

- Thiên tai dịch họa: Các loại thiên tai trong 5 năm đầu (1993-2004) ảnh hưởng đến 2,13 tỷ người, và 5 năm cuối ảnh hưởng đến 3,03 tỉ người. Nhiều vùng bị ảnh hưởng dẫn đến nhiều đàn vật nuôi cũng bị mất theo. Chiến tranh cũng làm mất đi nhiều giống, thí dụ như cuộc chiến Bosnia và Herzegovina 1992–1995 làm đàn bò mất 65%, cừu mất 75%, lợn mất 90%, gia cầm mất 68% và ngựa mất 65% của nước này. Chết mưa rét do thả rông. Có rất nhiều trường hợp hầu như chết sạch cả làng như tại Kontum, Ba tơ (Quảng ngãi).

- Bệnh tật: Cúm gia cầm là một điển hình, năm 2003/04 Thái lan mất đi 30 triệu gia cầm và Việt nam mất khoảng 40 triệu, Indonesia mất khoảng 17 triệu – chiếm 17,6% tổng gia cầm. Cho đến nay bệnh này vẫn khó trị, thậm chí ngày càng nguy hiểm hơn, đặc biệt ở những nước đang phát triển và hệ thống quản lý “vô tổ chức” như Trung quốc, Việt nam... H7N9 là chủng cúm mới xuất hiện tại Trung quốc, gây chết 20% số người bị nhiễm và ngành chăn nuôi gà bị khủng hoảng đến nổi tại biên giới Việt nam – Trung quốc, gà Trung quốc “bán chạy cúm” giá như cho. Tại những nước này, việc thực hiện luật thú y rất kém: nhà nước không kiểm soát được việc chăn nuôi trong khu vực nông dân nuôi nhỏ lẽ và đặc biệt không ngăn chặn được việc mua bán / vận chuyển vật nuôi bị ốm...  Bên cạnh đó các loài chim hoang dã và nuôi (yến)... là những con truyền bệnh thuộc “khó điều khiển”. Nhìn chung việc chống cúm gia cầm gần như “khó kết quả” ở các nước này. Đương nhiên trong bối cảnh như thế, gà bị bệnh chết và bị con người diệt đi để tránh lây lan. Tại Hà giang gà không được tiêm phòng vì không được nhà nước hỗ trợ và điều này cũng có thể là như vậy ở các tỉnh khác. Các đàn gà bản địa miền núi thường lây bệnh từ gà công nghiệp khi nuôi chung như tại Mèo vạc (Hà giang).

Nguy cơ lai tạp: Do hiện nay đa phần được nuôi ở các vùng người thiểu số và nông thôn nên chúng thường được thả rông. Việc lai tạp giữa các giống với nhau và các giống nước ngoài là điều thường tình xảy ra.

Nguy cơ giảm sự đa dạng: Ở trong các môi trường nuôi dưỡng như trên đã nói, số đực giống không nhiều lắm, thường tỉ lệ đực / cái: là 1/5 đến 1/10. Một số quần thể khác được nuôi số lượng ít như gà Tò (Thái bình), Gà Mán (Quảng ninh), Gà Tè...

Nhưng nguy cơ lớn nhất vẫn là sự cạnh tranh về giá cả so với gà công nghiệp: giá thường gấp hai hoặc ba lần so với gà công nghiệp. Thí dụ tại  Đồng nai tổng số gà 10 trịệu, trong đó có 1,5 triệu “gà ta”. “Gà ta” được nuôi trong dân vùng Xuân lộc – nơi có vườn mới nuôi. Gà Tam hoàng đã được đưa vào đây 20 năm nên đàn gà ta thực tế cũng đã lai tạp.

Đặc biệt là việc nhập các loại bộ phận như cánh gà, đùi gà – một loại sản phẩm mà ở nước ngoài xem là phụ phẩm nhưng mang về VN được bán như là chính phẩm nhưng giá mềm hơn nhiều so với gà của Việt nam. Đây là hậu quả việc ký kết với WTO (Xem: Xem: PL_Chuẩn bị kiện việc bán phá giá gà nhập khẩu.

Thương trường

Giá gà nội địa cũng phải chịu sự lên xuống như các loại sản phẩm chăn nuôi khác do các cơ chế thị trường và phi thị trường.

Đặc biệt trong bối cảnh chăn nuôi Việt nam phụ thuộc vào:

- Nhập khẩu từ nước ngoài theo đường chính ngạch và tiểu ngạch. Thậm chí nhập hàng phế phẩm về bán giá chính phẩm.

- Đạo diễn của các tập đoàn nước ngoài tại Việt nam, như CP Việt Nam (Thái lan), Công ty  Emivest và Công ty Japfa (Indonesia) (Xem bài – Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương sẽ có quyết định điều tra Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam (gọi tắt là Công ty CP) và Công ty TNHH Emivest Việt Nam (Emivest) sau hành vi tăng giá trứng bất hợp lý vừa qua). Xem bài “62% gà ở Đồng Nai do công ty có vốn nước ngoài nuôi”.

- Theo Trung tâm tư vấn WTO (2013) thì, “Tuy không phải cắt giảm thuế theo cam kết WTO, nhưng với tình hình giá gà trong nước cao, tình trạng dịch cúm gia cầm chưa khống chế được triệt để, mức độ nghi ngại về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đối với gia cầm trong nước, khả năng nhập khẩu gia cầm từ nước ngoài được dự báo sẽ tăng”. Ngành chăn nuôi gia cầm vì thế sẽ khó khăn hơn trong cạnh tranh để giữ thị phần nội địa

Từ năm 2012 thuế nhập các loại sản phẩm đã phải thứ tự giảm:

từ 20% xuống 10% đối với gà thương phẩm;

từ 40% xuống ?%  với thịt gà cả con ướp lạnh / ướp đông; 

từ 20% xuống ?% đối thịt gà chặt mảnh

Chỉ có duy nhất trứng đánh thuế 40%,

Và đối với con giống là 0%, vật sống cho thương phẩm thuế suất ban đầu chỉ là 5%.

Hàng giả

Đó là nạn ở Việt nam không những cho các ngành khác mà trong chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi nói riêng. Hễ mặt hàng được giá là có hàng giả. Đương nhiên luật cấm hàng giả. Tuy nhiên về mặt thực tiễn và kỹ thuật là khó, vì các giống đều na ná giống nhau về ngoại hình và đặc biệt thịt chúng khó mà phân biệt. Thí dụ như gà Tam hoàng -Trung quốc và gà Ri vàng rơm – Việt nam).

VI. Hành động

Cần phân loại thành từng “giống”, chọn lọc và nhân ra, bảo tồn như Đề án Bảo tồn NGVN của Viện chăn nuôi đã và đang làm.


Related news

ga-ta-dat-gap-doi-nho-nuoi-theo-chuan-vietgap Gà ta đắt gấp đôi… 25-can-benh-pho-bien-cua-ga-cach-nhan-biet-phong-va-dieu-tri-phan-5 25 căn bệnh phổ biến…