Nguy hại đủ đường từ tôm khô bẩn
Nguy hại đủ đường từ tôm khô...
Hiện nay, nhiều hộ sản xuất bổ sung thêm phẩm màu để giúp sản phẩm có màu sắc bắt mắt.
Vì lợi nhuận trước mắt, mà sử dụng chất phẩm mầu hóa học vô cùng độc hại.
Các sản phẩm này giúp tôm có màu đỏ đẹp mắt, tuy nhiên lại gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là gây hại lên gan và thận của người tiêu dùng.
Các hóa chất tạo màu chủ yếu là các chất độc hại, nếu sử dụng thường xuyên thì phải mất một thời gian dài mới phát bệnh nên nhiều người chủ quan.
Ngoài ra, để tăng độ dai, độ giòn cho tôm khô, nhiều hộ sản xuất dùng cách ướp fooc-môn.
Đây cũng là một chất gây hại cho sức khỏe.
Nó được xem là tác nhân gây bệnh viêm da dị ứng, nổi mề đay...
Khi vào cơ thể, fooc-môn làm rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến dạ dày của người dùng.
Cơ thể chứa nhiều chất này dễ tăng khả năng bị ung thư tại nhiều cơ quan.
Trong đó có ung thư đường tiêu hóa, ung thư hệ hô hấp...
Ngoài ra, fooc-môn còn là một trong những nguyên nhân gây ra sự sai lệch cũng như biến dị các nhiễm sắc thể.
Thai phụ dùng các sản phẩm tôm khô chứa fooc-môn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Hấp thụ lượng lớn chất độc này còn làm thai nhi bị dị dạng.
Ngoài ướp phẩm màu ra, hiện nay các hộ sản xuất muốn tăng lợi nhuận nên sử dụng nguyên liệu là tôm thối.
Những nguyên liệu này vốn không tốt cho sức khỏe của người dùng.
Thêm vào đó, để cứu vãn hương vị cũng như màu sắc của sản phẩm, họ phải thêm vào rất nhiều hóa chất.
Việc này giúp món tôm khô bắt mắt không kém sản phẩm chất lượng cao.
Tuy nhiên, người ăn nhiều sản phẩm tôm khô kém chất lượng sẽ khiến sức khỏe bị giảm sút, tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh tật.
Nguy hiểm hơn hết là hiện nay trên thị trường đã xuất hiện tôm khô làm từ nhựa và cao su, đã được nhiều báo đài thông tin và cảnh báo.
Nhưng loại tôm này vẫn xuất hiện và tiêu thụ ngày càng nhiều, vì loại tôm này đánh vào tâm lý ham rẻ của nhiều người.
Loại tôm khô không rõ nguồn gốc thường được bán ra từ những gánh hàng rong hoặc nơi bán nhỏ lẻ.
Cao su hay nhựa vốn là những chất gây hại cho cơ thể.
Khi xâm nhập vào cơ thể, chúng không thể tiêu hóa, về lâu dài có thể gây ra các tác hại đến các cơ quan ngũ tạng trong cơ thể.
Ngoài ra, những chất độc đi kèm với tôm cao su có thể ảnh hưởng trực tiếp khi ăn như tắc nghẽn đường tiêu hóa, đau bụng, thậm chí là ngộ độc...
Theo các nhà nghiên cứu, tôm khô làm bằng cao su khi chế biến ở nhiệt độ cao sẽ bị biến dạng, sinh ra các chất gây hại cho sức khoẻ.
Đặc biệt, nếu trong thành phần có nhựa melamine, chúng có thể làm người ăn bị ung thư hoặc vô sinh, nguy hiểm hơn nếu liều lượng đạt mức 3g/1kg thì sẽ gây tử vong cho người sử dụng.
Cách chọn mua tôm khô không hóa chất, và cao su...
Màu sắc: Tôm khô tự nhiên màu thường kém bắt mắt hơn.
Tôm tẩm hóa chất màu tươi, sặc sỡ.
Cụ thể, với tôm khô tự nhiên sẽ có màu hồng ở phần đuôi tôm, phần bụng tôm có màu hơi trắng ngà của thịt tôm, phần sống lưng vẫn còn ruột tôm màu đen.
Còn đối với tôm tẩm hóa chất, màu tôm có thể là màu cam, đỏ hoặc hồng chóe đều khắp thân tôm.
Kích thước: Tôm khô chuẩn phải là tôm đánh bắt từ biển.
Có hai loại được dùng làm tôm khô là tôm bạc và tôm huyết.
Loại tôm này kích thước thường nhỏ hơn chiếc đũa.
Còn nếu tôm khô mà to hơn chiếc đũa thì phần lớn là tôm sú nuôi hoặc tôm chón đánh ngoài biển.
Ngoài ra, có một khả năng nữa là tôm được ngâm hóa chất cho nở to ra.
Giá thành: Tôm tươi mua ở biển có giá khoảng 50-60.000 đồng/kg.
Khoảng 10 - 11kg tôm tươi mới cho ra 1kg tôm khô.
Hơn nữa quy trình làm tôm khô rất thủ công và lâu, nhiều công đoạn: chích ra để lấy hết cát, rồi luộc, phơi khô từ 2-3 ngày dưới nắng, sau đó đập bóc vỏ tôm ra.
Như vậy mỗi kg tôm tươi phải có giá thấp nhất khoảng 450-500.000 đồng thì chủ hộ mới có lãi, nhưng hiện nay, do nhiều người tham rẻ và không biết, nên chọn loại dưới 350.000 đồng mà không hay mình đã chọn loại tôm tẩm hóa chất được chế biến từ loại tôm rẻ tiền và không được chế biến theo đúng quy trình
Ngoài những cách trên khi mua về muốn chắc ăn hơn thì người tiêu dùng có thể thử nghiệm bằng các cách sau:
Ngâm nước: Nếu là loại tôm tẩm hóa chất, chỉ cần ngâm nước lạnh hoặc nước nóng một lúc sẽ phai màu ra đầy bát nước, còn tôm khô tự nhiên, con tôm chỉ nở ra và bát nước vẫn trong.
Ngâm với nước, nếu tôm thật sau một thời gian sẽ trương nở, còn tôm giả thì không nở mà giữ nguyên hình như cũ
Ngâm với nước, nếu tôm thật sau một thời gian sẽ trương nở, còn tôm giả thì không nở mà giữ nguyên hình như cũ
Ăn thử: Tôm phải được phơi thật khô, con tôm cứng chứ không mềm, ăn thử thì rất ngon và ngọt, có vị thơm đặc trưng.
Nếu là tôm nhuộm màu hay tẩm hóa chất thì vị ngọt và mùi thơm tự nhiên của tôm sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều mùi hóa chất.
Những thông tin trên là tông tin nhận biết tôm ngâm hóa chất.
Còn cách nhận biết tôm khô thật và tôm cao su thì người tiêu dùng nên phân biệt bằng cách sau.
Về màu sắc, những con tôm khô mà người dân mua bị nghi làm từ nhựa hoặc cao su có màu bạc.
Trong khi đó những con tôm khô bình thường có màu hồng đỏ tự nhiên rất đẹp.
Mùi tôm khô thật rất thơm, không cần đưa gần mũi mà chỉ cần để mớ tôm khô trên tay là đã thấy mùi thơm quyến rũ của tôm.
Không có mùi cao su, mùi nhựa hay mùi lạ của những loại tôm giả.
Cho vào cối giã, nếu là tôm khô giả làm từ nhựa hay cao su, thì hình dạng tôm sẽ không thay đổi và thậm chí còn nẩy lên bắn ra ngoài.
Nếu là tôm thật thì thân tôm sẽ bị bẹp ra, thịt bung ra từng mảnh.
Ngoài ra bạn có thể phân biệt bằng cách ăn thử.
Nếu là tôm tự nhiên, ăn thử thì rất ngon và ngọt, kết hợp với hương thơm rất khó quên.
Còn nếu là loại tôm giả bị nghi làm từ cao su, chắc chắn sẽ rất khó nhai, mùi vị rất khó chịu.
Ngoài ra, có thể phân biệt tôm cao su và tôm tự nhiên bằng cách cho tôm khô vào ngâm với nước.
Tôm thật sau 1 thời gian sẽ trương nở, còn tôm giả thì không nở mà giữ nguyên.
Ngoài ra nếu bỏ lên chảo rang dưới ngọn lửa to.
Nếu là tôm giả thì sẽ nóng chảy ra có mùi khét cao su hay nhựa, còn tôm thật thì sẽ chín thơm.
Ngoài ra nếu dùng tay bẻ, nếu là tôm giả làm từ cao su hay nhựa, bạn sẽ khó thực hiện được bởi loại tôm này cứng và dùng tay cạy bẻ rất khó hơn so với tôm khô bình thường, với tôm khô tự nhiên, thân tôm sẽ hơi dai khi khô, có thể tách thân tôm bằng tay.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao