Nuôi bò Nhận diện nguyên nhân, biện pháp phòng và trị bệnh viêm vú bò - Phần 2 (Phần cuối)

Nhận diện nguyên nhân, biện pháp phòng và trị bệnh viêm vú bò - Phần 2 (Phần cuối)

Author Theo tài liệu tập huấn chăn nuôi bò sữa của FrieslandCampina VN, publish date Thursday. April 21st, 2016

Biện pháp phòng chống và điều trị bệnh hữu hiệu

Với căn bệnh này, người nuôi bò nên thường xuyên kiểm tra xem bò có mắc bệnh không cho dù bò không có bất kỳ triệu chứng nào.

Khi bò có triệu chứng lâm sàng, việc phát hiện bệnh và a-lô cho bác sĩ thú y là việc dễ như… ăn cơm sườn.

Tuy nhiên, để phát hiện bò bệnh không có triệu chứng (viêm vú tiềm ẩn), cần áp dụng phương pháp CMT… tại gia định kỳ hàng tháng.

Phương pháp kiểm tra này khá đơn giản và người chăn nuôi nào cũng có thể làm được.

Ngoài ra, người nuôi có thể áp dụng các biện pháp “thực hành chăn nuôi bò sữa tốt”: chăm sóc tốt, thức ăn tốt, kỹ thuật vắt sữa và vệ sinh tốt và chế độ loại thải bò hợp lý là nền tảng để hạn chế bò viêm vú.

Trong trường hợp bò đã bị bệnh, người nuôi nên loại thải “chất độc” ra khỏi cơ thể bằng cách vắt bỏ sữa viêm nhiễm nhiều lần trong ngày.

Sữa bò bị viêm vú không những là chất độc cho người tiêu dùng mà còn là chất độc đối với bò mẹ.

Lượng sữa còn sót trong bầu vú làm giảm tác dụng của thuốc và là nguồn dinh dưỡng cho vi sinh vật phát triển.

Quan trọng nhất trong điều trị bò viêm vú là sử dụng kháng sinh ĐÚNG, ĐỦ và HỢP LÝ.

Chữa bệnh viêm vú bò cần áp dụng chiến thuật “nội công, ngoại kích”, nghĩa là, vừa bơm kháng sinh vào bầu vú thông qua lỗ núm vú để tấn công trực diện, đồng thời tiêm kháng sinh vào bắp thịt, có tác dụng toàn thân.

Kháng sinh sẽ theo đường máu, đến tế bào nang tuyến để tiêu diệt vi khuẩn tại chỗ và ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập sâu hơn gây bệnh cấp ác tính toàn thân.

Điều trị bằng kháng sinh là điều bắt buộc khi bò viêm vú, tuy nhiên, cần làm kháng sinh đồ để biết vi khuẩn gây bệnh nhạy cảm với loại kháng sinh nào thì sử dụng kháng sinh đó.

Khuynh hướng của các "thú y" nhà vườn (nông dân) là sử dụng loại kháng sinh đa kháng khuẩn, liều cao để “thà giết lầm còn hơn bỏ sót…”.

Cách điều trị này dễ dẫn đến tình trạng vi khuẩn bị “lờn” thuốc, dần dần loại kháng sinh này sẽ không còn tác dụng điều trị nữa.

Vì vậy, việc chẩn đoán và điều trị bệnh viêm vú cần được chính bác sĩ thú y thực hiện để mang lại hiệu quả cao và ít tốn kém nhất.


Related news

tieu-chuan-chon-bo-sua Tiêu chuẩn chọn bò sữa qua-nhieu-vitamin-e-co-the-lam-gia-tang-benh-viem-vu-o-bo Quá nhiều vitamin E có…