Những điều cần biết về hội chứng tôm chết sớm trong chăn nuôi tôm - Phần 2
Tổn thất do EMS/ AHPND gây ra
EMS/ AHPND đã tàn phá ngành chăn nuôi tôm ở Châu Á trong hơn 10 năm qua. Như đã nhìn thấy trong Hình 1, một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất trong khu vực là Thái Lan, đây là quốc gia sản xuất tôm lớn thứ hai trên thế giới sau Trung Quốc trước khi bị ảnh hưởng bởi AHPND và hiện đã tụt xuống vị trí thứ sáu.
Kể từ khi bùng phát hội chứng tôm chết sớm/ bệnh hoại tử gan tụy cấp tính vào năm 2012, sản lượng tôm của Thái Lan đã bị sụt giảm đáng kể. Tổng sản lượng giảm 54% từ năm 2009 đến năm 2014. Số lượng trang trại cũng đã giảm 16%, còn diện tích đất được sử dụng để sản xuất tôm đã giảm 10%. Một báo cáo khác cho biết rằng từ năm 2010–2016, chứng bệnh này đã gây ra thiệt hại tài chính lên tới 11,58 tỷ đô la ở Thái Lan và hơn 100,000 người bị mất việc làm.
Hình 1. Sản lượng tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương và những thiệt hại sau đó do hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính. Ảnh: Shinn và cộng sự 2018
Các quốc gia bị ảnh hưởng khác không bị thiệt hại nhiều như Thái Lan nhưng thiệt hại của họ vẫn rất đáng kể. Ví dụ tại Việt Nam, hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính đã gây thiệt hại 2,56 tỷ đô la kể từ khi nó xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2011. Nhiều quốc gia sản xuất tôm bị ảnh hưởng bởi AHPND vẫn đang phục hồi sau đợt bùng phát và nhiều nước khác không bị ảnh hưởng đang chuẩn bị các biện pháp phòng ngừa nhằm ngăn chặn sự lây lan của nó.
Học hỏi từ Thái Lan
Là quốc gia sản xuất tôm bị ảnh hưởng nặng nề nhất, Thái Lan vẫn đang phục hồi sau đợt bùng phát của EMS/ AHPND. Những người nông dân ở Thái Lan đã bắt đầu chuyển đổi phương thức canh tác để chống lại bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn Vibrio spp. gây ra và ngăn chặn đợt bùng phát khác xảy ra.
Một thiết kế trang trại thâm canh mới đã được triển khai nhằm mục đích duy trì đáy ao sạch sẽ. Thiết kế mới dựa trên hệ thống tuần hoàn và dòng chảy một chiều cùng với bốn thành phần quan trọng:
- Tăng cường các khu vực xử lý nước
- Quy mô ao nuôi thương phẩm thu nhỏ hơn
- Cống rãnh trung tâm / hố vệ sinh dành cho trang trại chăn nuôi tôm
- Tăng cường sục khí
Hình 2. So sánh cách bố trí trang trại trước và sau EMS/ AHPND ở Thái Lan. Ảnh: Kawahigashi, 2018
Tỷ lệ hồ chứa trong ao nuôi thương phẩm đã được thay đổi đáng kể từ tỷ lệ 20% : 80% lên 60%: 40%. Việc tăng thể tích các hồ chứa như vậy cung cấp nhiều nước hơn và giúp trao đổi nước nhiều hơn, điều này giúp giảm thiểu rủi ro dịch bệnh và kiểm soát chất lượng nước. Được hỗ trợ nuôi ghép cá rô phi và/hoặc cá măng sữa, nước từ các khu vực trước khi xử lý được chuyển sang ao cá rô phi hoặc ao cá măng sữa (được thả nuôi với mật độ 1-2 kg cá/m2. Cả hai loài sinh vật đều có thể giúp duy trì chất lượng nước tốt và cải thiện hàm lượng bùn đất tích tụ bằng cách ăn các chất thải hữu cơ có trong nước.
Sau đó, nước này được chuyển sang ao nuôi thương phẩm có lót lớp lót bằng nhựa HDPE để tránh xói mòn đáy ao do quá trình sục khí mạnh. Kích thước của ao nuôi thương phẩm được giảm xuống để tối ưu hóa quá trình oxy hóa đồng thời tận dụng hiệu quả lực chuyển động của nước để đẩy bùn cát về phía hố vệ sinh của trang trại tôm. Diện tích bề mặt giảm xuống (từ mức trung bình 8,000m2 về còn 1,500m2 hoặc thậm chí nhỏ nhất là 500m2) được bù đắp bằng cột nước sâu tới 3 mét, để hỗ trợ mật độ thả nuôi dày đặc hơn.
Trong khi đó, hố vệ sinh của trang trại tôm được tận dụng để thu gom cặn vào một chỗ để có thể loại bỏ chúng một cách dễ dàng. Diện tích bề mặt được khuyến nghị dành cho hố vệ sinh của trang trại tôm là từ 5–7% tổng diện tích ao và đáy ao phải có độ dốc từ 25–30 độ và được lót bằng ni lông để bùn cặn (trầm tích) rơi vào bên trong dễ dàng hơn. Cần sục khí không ngừng để đảm bảo rằng bùn cặn bẩn được tống khứ xuống hố vệ sinh. Nguồn cung cấp năng lượng cho quá trình sục khí có thể thay đổi (tùy thuộc vào độ sâu và diện tích ao) nhưng thông thường là khoảng 70 đến 100 mã lực (hp) năng lượng cho mỗi héc-ta.
Khi vụ nuôi kết thúc, nước sẽ được chuyển trở lại khu vực tiền xử lý (trước khi xử lý). Điều này được thực hiện nhằm để làm giảm lượng nước tiêu thụ có khả năng cao có chứa mầm bệnh. Do đó, nó làm giảm nguy cơ lây lan mầm bệnh từ các nguồn bên ngoài, cũng như thể tích nước thải đầu ra. Nó cũng làm tăng cường tính bền vững của trang trại.
Như đã nhìn thấy trong Hình 3, sản lượng tôm của Thái Lan đang tăng lên. Các hệ thống mới này yêu cầu đầu tư vào cơ sở hạ tầng và cải tiến đội ngũ quản lý. Quá trình chuyển đổi này tốn nhiều thời gian và cần có sự đồng thuận và hỗ trợ tài chính đáng kể của quốc gia, điều này đã dẫn đến sức mạnh củng cố mạnh mẽ của ngành. Cần lưu ý rằng Thái Lan có những điều kiện khác chẳng hạn như thuế và cơ cấu ngành công nghiệp quốc gia mà điều này đã hạn chế sự mở rộng của ngành hơn nữa sau hội chứng tôm chết sớm.
Hình 3: Thị trường sản xuất tôm của Thái Lan, 2012–2022E. Ảnh: BCG, 2019
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao