Những lưu ý chăm sóc tôm sau mưa bão
Hiện nay, diện tích nuôi tôm trong toàn tỉnh hơn 3.000ha; trong đó, tôm sú 2.600ha, tôm thẻ hơn 400ha. Do ảnh hưởng của cơn bão số 4, trên địa bàn tỉnh xuất hiện những cơn mưa lớn làm biến động các thông số môi trường nước trong ao nuôi tôm khiến tôm bị sốc và dễ phát sinh dịch bệnh.
Sau mưa lớn cần tăng cường quản lý môi trường nước trong ao nuôi tôm để tránh biến động các thông số.
Theo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn, để hạn chế những tác động xấu do thời tiết mang lại, người nuôi tôm cần áp dụng các biện pháp ổn định môi trường ao nuôi và tăng sức đề kháng cho tôm. Trong đó cần kiểm tra độ pH nhiều lần trong ngày để điều chỉnh kịp thời; duy trì độ pH ở mức thích hợp từ 7,5 – 8,5 và dao động giữa sáng - chiều không quá 0,5 đơn vị. Ngoài ra, độ kiềm là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình lột xác của tôm, làm tôm chậm lớn và bị mềm vỏ, giảm tỷ lệ sống. Vì vậy, độ kiềm thích hợp cho tôm sú từ 80 – 140mg/l và 120 - 150mg/l đối với tôm thẻ.
Bà con cần chài tôm định kỳ để kiểm tra sức khỏe và có biện pháp xử lý kịp thời khi phát hiện dấu hiệu bất thường.
Người nuôi tôm cũng cần hạn chế mầm bệnh trong ao bằng cách sử dụng các chế phẩm sinh học an toàn để diệt khuẩn nước ao. Đồng thời quản lý sức khỏe của tôm, thường xuyên quan sát phản ứng, màu sắc, đường ruột, gan tụy, phân tôm, màu nước ao nuôi. Những ngày thời tiết diễn biến xấu cần chài tôm định kỳ để kiểm tra sức khỏe tôm và có biện pháp xử lý kịp thời khi phát hiện dấu hiệu bất thường như tôm búng yếu, phân lỏng, đường ruột đứt khút, gan tụy mờ nhạt… Bên cạnh đó, bà con cần bổ sung vitamin C, khoáng chất, vi sinh đường ruột (men tiêu hóa), chất bổ gan, chất tăng đề kháng beta-glucan để tăng cường sức chống chịu cho tôm trước thay đổi của thời tiết và môi trường.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao