Trồng lúa Những lưu ý cho sự khởi đầu của cây lúa

Những lưu ý cho sự khởi đầu của cây lúa

Author Hoàng Vũ – Thanh Tuyền, publish date Friday. July 30th, 2021

Những thời kỳ quan trọng của cây lúa như đẻ nhánh, làm đòng, trỗ, cần lựa chọn bổ sung thêm dưỡng chất phù hợp để thúc đẩy cây hấp thu tốt.

Bộ rễ lúa khỏe giúp cây lúa bám đất tốt để hạn chế đổ ngã về sau, giảm thất thoát năng suất và chất lượng. Ảnh: Hoàng Vũ.

Canh tác lúa là chuỗi kết hợp bởi nhiều yếu tố kỹ thuật từ đầu vụ đến cuối vụ. Trong đó các thời điểm đẻ nhánh, làm đòng và trỗ là những giai đoạn quan trọng mang tính quyết định rất cao đến năng suất cuối vụ. Trong các thời kỳ này, cây lúa rất nhạy cảm với dịch hại và các nguồn dinh dưỡng nên cần phải hỗ trợ đúng cách để cây lúa phát triển tốt nhất.

Bên cạnh đó, những điều kiện bất lợi thường xảy ra như mưa bão, ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ… khiến cây lúa yếu ớt, đổ ngã, dễ bị dịch hại tấn công. Do vậy, cây lúa khỏe ngay từ đầu là điều vô cùng cần thiết, trong đó tiền đề về bộ rễ khỏe luôn là một khởi đầu vững chắc.

Ở thời kỳ đầu, một trong những ưu tiên cần thực hiện là giúp lúa có nhiều chồi hữu hiệu (chồi cho bông) và hạn chế chồi vô hiệu vì số chồi hữu hiệu sẽ quyết định số bông/m2 và đó cũng là yếu tố quan trọng nhất để có năng suất cao. Đến thời kỳ sau, cụ thể là khi lúa đòng – trỗ, phải tiếp tục phải chăm sóc cũng như bồi dưỡng thật kỹ vì lúc này sẽ quyết định số hạt trên bông. Đây là nhân tố quan trọng thứ hai cho sự cấu thành năng suất.

Để các yếu tố trên được đảm bảo về sau, ngay từ đầu vụ phải kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp. Cụ thể, cần lựa chọn mật độ và thời điểm gieo sạ phù hợp theo lịch xuống giống của địa phương, bên cạnh đó là làm đất, vệ sinh sồng ruộng kỹ lưỡng để hạn chế tối đa sự lưu tồn các mầm bệnh.

Tiếp đến, cần bổ sung cân đối dinh dưỡng cho cây lúa (không thừa đạm), đồng thời cần theo dõi thật sát đồng ruộng để kịp thời phát hiện dịch hại nhằm đưa ra biện pháp quản lý phù hợp, tiết kiệm.

Song song đó, ở những thời kỳ quan trọng của cây lúa như đẻ nhánh, làm đòng - trỗ, bà con có thể tìm hiểu và lựa chọn bổ sung thêm dưỡng chất phù hợp để thúc đẩy cây lúa vượt trội về mọi mặt, tối ưu khả năng hấp thu, phát triển tốt bộ rễ.

Hiểu được những nhu cầu thiết yếu của bà con ở ĐBSCL sau nhiều năm đồng hành, Công ty TNHH TM Tân Thành khuyến cáo sử dụng sản phẩm Plastimula 1SL để hỗ trợ sự phát triển toàn diện của cây lúa

Bà con có thể sử dụng sản phẩm vào ba thời kỳ quan trọng kể trên (đẻ nhánh, làm đòng, trỗ) hoặc bất cứ lúc nào hay kể cả khi cây lúa đang bị bệnh để hỗ trợ cho lúa vì Plastimula 1SL có thành phần 100% từ thiên nhiên và hoàn toàn không chứa đạm.

Trong giai đoạn đẻ nhánh, Plastimula 1SL tác động với cơ chế kích thích các mô sinh ngọn và chóp rễ phát triển mạnh mẽ, giúp bộ rễ lúa ra nhiều rễ trắng và dài hơn, phát triển nhiều lông hút giúp cây hấp thu tối đa lượng phân bón để nuôi chồi.

Đồng thời, còn giúp làm tăng số chồi hữu hiệu, giảm được chi phí. Ngoài ra, bộ rễ khỏe còn giúp cây lúa bám đất tốt để hạn chế đổ ngã về sau, giảm thất thoát năng suất và chất lượng.

Khi bắt đầu bước vào thời kỳ đòng, rễ lúa có xu hướng phát triển kém dần, vai trò chính của bộ rễ là để hấp thu dưỡng chất cho lúa phát triển. Lúc này Plastimula 1SL sẽ tăng cường hệ rễ của cây lúa và nuôi dưỡng bộ rễ luôn khỏe mạnh, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng và giúp quá trình trao đổi chất bên trong cây diễn ra tốt hơn. Từ đó giúp thúc đẩy quá trình phân hóa đòng để đòng có nhiều nhánh gié trên bông và nhiều số hạt trên nhánh gié.

Khi lúa đang phân hóa vươn lóng để trỗ, Plastimula 1SL đảm bảo cho cây lúa có đủ dinh dưỡng để trỗ thoát nhanh, trỗ đều và rộ. Plastimula 1SL còn giúp cây lúa tăng đề kháng với bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, giúp cây lúa vượt qua được các điều kiện bất lợi của môi trường (ngộ đôc thuốc, ngộ độc hữu cơ, phèn, mặn…). Liều lượng sử dụng của Plastimula 1SL là: 30ml/bình 25L.


Related news

bo-doi-om468-va-tbr39-trien-vong-o-dbscl Bộ đôi OM468 và TBR39… giong-nep-huong-va-giong-lua-chat-luong-huong-binh Giống nếp Hương và giống…