Tin thủy sản Những triển vọng của ngành tôm, cá hồi và bột cá

Những triển vọng của ngành tôm, cá hồi và bột cá

Author 2LUA.VN biên dịch, publish date Friday. February 5th, 2021

Khi năm 2020 sắp kết thúc, Gorjan Nikolik của Rabobank đưa ra một số thông tin chi tiết có giá trị về những triển vọng của ngành tôm, cá hồi và bột cá trong năm tới.

Những triển vọng của trang trại chăn nuôi tôm

Nikolik phản ánh: “Chỉ với một vụ sản xuất tôm 120 ngày khiến nguồn cung cấp tôm có thể thay đổi rất nhanh chóng, điều này có nghĩa là tốt nhất nên bắt đầu bằng cách xem xét nhu cầu.

“Hai vấn đề chính đối với nhu cầu tôm là dịch vụ thực phẩm trên toàn cầu sụt giảm bất thình lình và nhu cầu tôm giảm mạnh ở Trung Quốc, nơi mà ở đó tôm nhập khẩu vẫn còn liên quan tới sự bùng phát của đại dịch Covid. Do đó, ngành tôm cần phải nhìn thấy sự cải thiện trong doanh số dịch vụ thực phẩm cũng như chứng kiến mức suy giảm đáng sợ của lĩnh vực có liên quan đến sản phẩm,” ông cho biết.

Về phần sau, Nikolik đưa ra một số tin tức tích cực. “Tôi nghe nói rằng nhu cầu tôm đã sụt giảm và Trung Quốc sẽ là nơi thúc đẩy nhu cầu tôm vào năm 2021. Đây là một tin rất tốt đặc biệt là đối với Ecuador vì đây là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đợt sụt giảm nhu cầu tôm của thị trường Trung Quốc vào năm 2020 và bây giờ đây cũng sẽ là nơi phục hồi nhanh nhất,” ông dự đoán.

Số liệu sản xuất tôm toàn cầu theo từng quốc gia bao gồm những con số ước tính cho năm 2020 và 2021. Ảnh: Rabobank

Trong khi đó, ông hy vọng rằng Ấn Độ có thể phục hồi sau lại một đợt sụt giảm nặng nề.

“Vấn đề lớn nhất mà ngành tôm Ấn Độ đã trải qua do Covid là ở khâu chế biến và điều này khiến lĩnh vực xuất khẩu tôm trên toàn cầu sụt giảm nặng nề nhất. Cuộc khảo sát mà chúng tôi đã thực hiện cùng với GAA [được công bố vào tháng 10] cho thấy sản lượng tôm của Ấn Độ có thể sụt giảm tới 27% vào năm 2020. Hiện tại có vẻ như mức sụt giảm từ 10-15%, nhưng đó vẫn là một mức sụt giảm khá lớn,” Nikolik lưu ý .

Tuy nhiên, khi nhìn về phía trước, ông thấy triển vọng của năm 2021 do sự phục hồi của lĩnh vực dịch vụ thực phẩm ở Mỹ (thị trường xuất khẩu lớn nhất của Ấn Độ) và khả năng cải thiện nhằm hạn chế tác động của Covid đối với lĩnh vực chế biến của chính họ.

Ông nói: “Nếu đúng là như vậy thì tôi thấy họ sẽ chiếm lại thị phần ở Mỹ mà họ đã đánh mất vào tay Ecuador và Indonesia vào năm 2020.”

Trong khi vận may của Ấn Độ có khả năng đi lên thì Nikolik không chắc chắn lắm về triển vọng của Indonesia, nơi mà sự thành công của họ là một điều bất thường trong năm nay.

Ông nói: “Indonesia là một câu chuyện thành công vĩ đại của năm 2020 nhờ vào khả năng chế biến của đất nước họ và sự hạ nhiệt trong mối quan hệ cạnh tranh từ phía Ấn Độ, quốc gia vốn đã được kết hợp để tạo ra sản phẩm có mức giá vượt trội hơn so với năm 2019.

Ông nói: “Giá thành tôm luôn khó dự đoán, nhưng Indonesia sẽ gặp nhiều thách thức hơn trong năm 2021 và khó có thể nhìn thấy sự cải thiện lớn về giá cả ở các nước khác ngoài Ecuador”.

Số liệu sản xuất cá hồi trên toàn cầu theo từng quốc gia bao gồm những ước tính cho năm 2020 và 2021. Ảnh: Rabobank

Hình thức chăn nuôi cá hồi

Chi Lê là nhà sản xuất cá hồi lớn thứ hai thế giới và cũng là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch vào năm 2020.

“Một trong những vấn đề chính trong năm 2020 là lĩnh vực hồi Chi Lê đạt được mức giá thấp, dẫn đến tình trạng số lượng cá hồi hai năm được thả nuôi giảm xuống. Có suy đoán cho rằng lượng cá hồi Đại Tây Dương sau khi smolt hóa được thả nuôi đã giảm từ 11-24%, nhưng tôi nghĩ rằng có khả năng con số này sẽ giảm xuống mức thấp hơn con số ước tính đó (khoảng 13-14%),” Nikolik cho biết.

Ông cho biết thêm: “Điều này sẽ dẫn đến kim ngạch xuất khẩu giảm khoảng 10% trong năm 2021, (xả hàng tồn kho) dẫn đến tình trạng nguồn cung bị thắt chặt (đặc biệt là ở Mỹ vì đây thị trường xuất khẩu chính của cá hồi Chi Lê).

"Ở Na Uy, sản lượng được dự báo sẽ tăng khoảng 4%, nhưng việc giảm sản lượng ở Chi Lê có thể gần như hủy bỏ dự báo tăng trưởng trong bảng số liệu sản lượng toàn cầu, có nghĩa là tốc độ tăng trưởng toàn cầu sẽ chỉ ở mức từ 0-2%,” ông tiếp tục.

Về nhu cầu theo Nikolik thì các nhà sản xuất cá hồi Chi Lê có thể mong đợi vào sự cải thiện giá cả sau một năm mà họ không thể đa dạng hóa việc phân phối sản phẩm sang EU.

“Chi Lê đã không thể bán nhiều cá hồi cho châu Âu vì một số lý do. Thông tin liên lạc kém; khoảng cách địa lý xa; thực tế là EU không ưa chuộng cá hồi đông lạnh; vấn đề sử dụng các thành phần như bột protein gia cầm trong thức ăn chăn nuôi cá hồi Chi Lê; và xu hướng đạt được chứng nhận Nuôi trồng thủy sản tốt nhất (BAP) hơn là chứng nhận theo tiêu chuẩn của Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản (ASC) của Chi Lê, tất cả đều khiến nó trở thành vấn đề nan giải,” ông phản ánh.

“Nhưng trong khi Chi Lê không có nhiều khả năng tiếp cận thị trường ở EU, thì Na Uy, Faroes và Scotland đều có thể xuất khẩu sang Mỹ. Và tôi nghĩ rằng năm 2021 sẽ là năm chứng kiến các nhà sản xuất châu Âu tập trung nhiều hơn vào thị trường Bắc Mỹ, bởi vì đó là nơi đang ở trong tình trạng khan hiếm [thiếu hụt nguồn cung],” ông nói thêm.

Tuy nhiên, không chỉ vấn đề suy giảm nguồn cung mới có tác động tích cực đến giá cả.

“Sự ra đời của vắc-xin Covid-19 có thể sẽ giúp giảm bớt những mặt hạn chế đối với các nhà hàng, sự kiện này cũng sẽ giúp cải thiện giá cả, đặc biệt là ở Chi Lê, nơi có nguồn cung bị thu hẹp lớn nhất. Dự đoán của chúng tôi là thịt philê cá hồi Chi Lê sẽ kiếm được 5-6 đô la/ pound ở Miami vào năm 2021 (tức là mức giá bình thường). Nikolik nói: Trong khi đó ở Na Uy, mức trung bình khoảng 60 NOK/ kg sẽ là một năm thuận lợi,” Nikolik cho biết.

Ông bổ sung thêm rằng sự cải thiện giá cả là điều vô cùng may mắn đối với ngành chăn nuôi cá hồi nội địa mới nổi - đặc biệt là Atlantic Sapphire, nhờ thu hoạch 9,000 tấn cá từ cơ sở ở Florida trong năm 2021. Đây là khối lượng cá hồi nội địa thật sự có ý nghĩa lần đầu tiên được thu hoạch trong lịch sử.

“Thị trường khan hiếm ở Bắc Mỹ là thời điểm thuận lợi cho cả Atlantic Sapphire và cho các nhà sản xuất cá hồi trên đất liền khác, những người đang cố gắng gây quỹ và xây dựng trang trại của họ khi mọi người đang theo dõi xem nó sẽ hoạt động như thế nào và giá cả mà nó đạt được ra sao. Cá hồi tụt giá thêm một năm nữa sẽ khiến tình hình trở nên khó khăn.” Nikolik phản ánh.

Dự báo về bột cá và dầu cá

Nikolik lưu ý rằng rất khó dự đoán hạn ngạch nào được đặt ra cho ngành đánh bắt cá cơm của Peru, vì chúng cũng phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, nhưng có đề xuất cho rằng hạn ngạch không hẵn sẽ cao hơn trong năm 2020 và cũng có thể thấp hơn, đặc biệt nếu năm đó là một năm của El Nino (hiện tượng nóng lên dị thường của lớp nước biển bề mặt ở khu vực xích đạo trung tâm và Đông Thái Bình Dương, kéo dài 8 - 12 tháng hoặc lâu hơn, thường xuất hiện 3 - 4 năm 1 lần, song cũng có khi dày hơn hoặc thưa hơn.)

 Đối với nhu cầu về bột cá, Nikolik tin rằng lĩnh vực dịch vụ thực phẩm phục hồi sẽ cải thiện nhu cầu đối với cả tôm và cá biển, thúc đẩy nhu cầu đối với nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi, trong khi đó sự sụt giảm do bệnh dịch tả lợn châu Phi ở Trung Quốc sẽ dẫn đến hoạt động tái xây dựng đàn lợn và hơn thế nữa sẽ tăng nhu cầu từ lĩnh vực này.

Ông kết luận: “Đó là tin tức tích cực đối với ngư dân, cùng với nhu cầu tăng mạnh và giá thành có thể nhích lên cao hơn một chút so với mức trung bình từ 1,300 đến 1,450 đô la/ tấn đối với 64% [protein] bột cá của Peru trong năm 2020”.


Related news

ung-dung-giup-nguoi-nong-dan-bat-mach-van-de Ứng dụng giúp người nông… mot-phuong-tien-moi-dung-de-theo-doi-ran-bien Một phương tiện mới dùng…