Nông dân giỏi liên kết, hỗ trợ nhau làm giàu
Hầu hết 27 huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đều đã có câu lạc bộ (CLB) nông dân sản xuất kinh doanh giỏi (SXKD giỏi). Sự phát triển của các CLB này đã đáp ứng nhu cầu thiết thực về liên kết, hỗ trợ nhau của nông dân trong sản xuất kinh doanh.
Trong ảnh: Anh Nguyễn Văn Cường (trái)- thành viên CLB ND SXKD giỏi xã Minh Tiến, huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa chia sẻ kinh nghiệm chọn giống thỏ với nông dân trong vùng. Ảnh: Hồng Đức
Ăn nên làm ra nhờ câu lạc bộ
Ở xã Minh Tiến, huyện miền núi Ngọc Lặc, hiện có 10 hộ chăn nuôi thỏ, bước đầu đã có hiệu quả kinh tế nhờ sự liên kết giữa các hộ với nhau. Anh Nguyễn Văn Cường, thôn Minh Thành là hộ nuôi thỏ đầu tiên ở địa phương. Hiện nay, với số lượng 400 con thỏ, mỗi năm trừ chi phí anh Cường có lãi hơn 100 triệu đồng. Anh Cường chia sẻ: “Khi mới nuôi, do số lượng ít nên chỉ bán lẻ quanh khu vực, đồng lãi không đáng bao nhiêu. Về sau, thông qua Hội ND, tôi vận động các hộ trong thôn liên kết để tăng số lượng đàn thỏ, tạo thành sản phẩm hàng hóa...”.
Cách đây gần 30 năm, Hội ND Thanh Hóa là nơi khởi xướng phong trào “Thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”. Ngay từ khi ra đời, phong trào đã có sức lan tỏa mạnh mẽ, nhận được sự đồng thuận cao của nông dân cả nước, tạo nên sự gắn kết trong sản xuất, đáp ứng nhu cầu của hội viên, nông dân”. Ông Hoàng Văn Lưu - Chủ tịch Hội ND Thanh Hóa
Hiện nay anh Cường đang bao tiêu sản phẩm cho 16 hộ khác trong vùng. Quy mô trang trại của anh ngày càng được mở rộng, đàn thỏ ngày càng nhiều. Anh Cường tâm sự: “Đàn thỏ nái sinh sản của tôi có hơn 200 con, mỗi nái đẻ bình quân 5- 6 lứa/năm, mỗi lứa đẻ 8 - 10 con, Giá bán thỏ giống là 100.000 đồng/con; giá bán thỏ thịt là 100.000 đồng/kg. Như vậy, nếu chọn mua giống đạt chuẩn, chăn nuôi đúng kỹ thuật, lợi nhuận mang về từ nuôi thỏ không nhỏ”.
Bà Phạm Thị Mai - Bí thư Đảng ủy xã Minh Tiến khẳng định: “Các hộ nuôi thỏ ở xã phát triển được là do bà con biết liên kết, hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong sản xuất và tiêu thụ. Hiện nay xã Minh Tiến đang có 15 hộ khác phát triển đàn thỏ theo mô hình câu lạc bộ ND SXKD giỏi”.
Vai trò, vị thế của Hội nâng lên
Để các CLB phát triển ngày càng mạnh, các cấp Hội ND từ tỉnh, huyện đến xã đều quan tâm tập hợp rộng rãi, kêu gọi những hộ nông dân SXKD giỏi tham gia các hoạt động giúp nhau nâng cao kiến thức, kinh nghiệm làm ăn, thị trường tiêu thụ sản phẩm…
Chị Nguyễn Thị Cường ở xã Kiên Thọ (Ngọc Lặc) cũng là một điển hình trong liên kết phát triển sản xuất. Là hộ chăn nuôi, nhưng trước kia thu nhập của gia đình chị không cao. Khi tham gia CLB ND SXKD giỏi của xã, được hướng dẫn cải tạo vườn tạp, chị cùng nhiều hộ tham gia trồng chuối tiêu hồng. Do có đầu ra ổn định, gia đình chị và các hộ liên kết luôn duy trì diện tích. Riêng gia đình chị Cường mỗi năm lãi 195 triệu đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 3 lao động. Điều đáng quý là chị Cường đã hỗ trợ con giống không lấy lãi cho 36 hộ nghèo trong xã.
Được thành lập năm 2012, đến nay CLB ND SXKD giỏi ở Ngọc Lặc đã phát triển lên 53 thành viên ở 14 xã, thị trấn. Những hoạt động của CLB được các cấp ủy, chính quyền đánh giá cao. Qua liên kết của các hộ ND giỏi, nhiều kinh nghiệm quý trong làm ăn được chia sẻ, năng lực cạnh tranh được nâng cao. Các hộ biết thích ứng với biến động của cơ chế thị trường.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao