Tin nông nghiệp Nông dân sẽ có thu nhập 63 triệu đồng/người/năm

Nông dân sẽ có thu nhập 63 triệu đồng/người/năm

Author Trần Đáng, publish date Thursday. January 21st, 2016

Năm 2015 là một năm khá thành công với Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) của TP.HCM khi 3 huyện Củ Chi, Hóc Môn và Nhà Bè đã về đích và 2 huyện Bình Chánh, Cần Giờ đang chờ công nhận. Ông có thể cho biết nông thôn thành phố đã đổi mới như thế nào?

- Nhờ triển khai xây dựng NTM, TP.HCM đã thay đổi toàn diện.

Những nhân tố NTM của các xã ven đô thị đã hình thành, bắt đầu phát huy tác dụng.

Điều đó thể hiện cụ thể ở các nội hàm: Cơ sở hạ tầng phát triển đáp ứng được nhu cầu sản xuất và dân sinh, góp phần thu hút đầu tư trong cộng đồng; sản xuất phát triển góp phần đưa thu nhập hộ tăng cao.

Đã xuất hiện các mô hình sản xuất có hiệu quả, phù hợp với nền nông nghiệp đô thị.

Đời sống vật chất, tinh thần tại khu vực nông thôn không quá cách biệt so với nội thành…

TP.HCM đang triển khai mạnh mẽ đề án tái cơ cấu nông nghiệp.

Đề án này sẽ có tác động thế nào đến việc tăng thu nhập cho nông dân?

- Thời gian qua, đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã tác động hỗ trợ tới việc thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM thông qua tác động của việc gia tăng giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp trên địa bàn thành phố.

Cơ cấu cây trồng vật nuôi tiếp tục chuyển dịch theo hướng chú trọng các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, như hoa lan, cây kiểng, cá cảnh, rau an toàn, chăn nuôi bò sữa… Từng bước hình thành các vùng sản xuất tập trung với các mô hình quy mô lớn, hiện đại.

Điều này góp phần nâng cao thu nhập cho người dân trên 1ha đất, giúp các xã NTM đạt chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng lợi nhuận của ngành nông nghiệp mang lại vẫn chưa cao.

Ngành nông nghiệp TP.HCM cần làm gì để cải thiện điều này?

"Thông qua đề án nâng chất tiêu chí NTM, chúng tôi hy vọng sẽ triển khai thực hiện hiệu quả đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn  theo hướng gắn với giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động, đáp ứng yêu cầu nông nghiệp đô thị...”. Ông Trần Ngọc Hổ

- Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của thành phố tập trung theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Trọng tâm của đề án là chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo nhân lực và đổi mới tổ chức sản xuất.

Thành phố cũng khuyến khích đẩy mạnh chế biến để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp.

Song song đó, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, tư vấn và xây dựng thương hiệu cho các đơn vị sản xuất kinh doanh; tập trung các giải pháp hỗ trợ nông dân đồng bộ từ hoạt động khuyến nông, hỗ trợ vay vốn, hướng dẫn kỹ thuật, xây dựng phương án sản xuất và tiêu thụ sản phẩm…

Ông kỳ vọng gì về nội dung bộ tiêu chí NTM nâng cao sẽ được triển khai ở các huyện ngoại thành vào năm 2016?

-Tôi rất kỳ vọng với bộ tiêu chí mới sẽ phát triển hơn nữa nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả, bền vững theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học, là trung tâm sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất, giá trị gia tăng cao; chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn để nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.

Phấn đấu thu nhập bình quân người dân khu vực nông thôn đến năm 2020 thấp nhất phải đạt 63 triệu đồng/người/năm.

 Xin cảm ơn ông!


Related news

tim-nuoc-tuoi-duong-loai-bo-ma-gia Tìm nước tưới dưỡng, loại… cong-nhan-cao-su-nhan-thuong-tet-3-thang-luong Công nhân cao su nhận…