Mô hình kinh tế Nữ Nông Dân Thành Triệu Phú Nhờ Trồng Nấm

Nữ Nông Dân Thành Triệu Phú Nhờ Trồng Nấm

Publish date Tuesday. January 31st, 2012

Dằn lưng số vốn ít ỏi 2 triệu đồng, không kiến thức trong tay, chị Đào Thị Thiện (thôn Quảng Hội, Quang Tiến, Sóc Sơn) vẫn quyết tâm học hỏi kinh nghiệm và vươn lên trở thành một “bà chủ” ở thôn Quảng Hội. Chị là một trong bảy gương mặt phụ nữ trên cả nước được Ủy ban Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam bình chọn trao giải Phụ nữ Việt Nam năm 2011.

Nửa đời “dệt tầm gai”

Sinh ra và lớn lên tại thôn Quảng Hội, xã Quảng Tiến, Sóc Sơn, chị Đào Thị Thiện thấm thía hơn ai hết cuộc sống khốn khó, bấp bênh ở một miền quê nghèo. Ruộng đất bạc màu, người dân quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời vẫn không đủ sống. Làng không nghề phụ hỗ trợ, nhà ai cũng xác xơ.

17 tuổi, chị Thiện cưới anh hàng xóm cách nhà dăm ba bước chân. Tình yêu nảy nở suốt quãng thời gian anh kiên cường tham gia kháng chiến chống Mỹ năm 1974. Lúc nên vợ nên chồng, hai bên gia đình đều túng bấn, chẳng có gì cho các con.

Sau khi cưới được tròn 15 ngày, anh vội vã ra chiến trường, để lại chị với mẹ già và các em trai còn nhỏ xíu. Ba tháng sau ngày cưới, khi chồng biền biệt nơi xa, mẹ chồng chị bị băng huyết, chị là người duy nhất trong nhà cùng nhóm máu với mẹ. Không ngần ngại truyền máu cứu mẹ chồng, một mình chị cứ chạy đôn chạy đáo đưa mẹ đi tuyến trên, tuyến dưới điều trị.

Suốt 6 tháng triền miên chăm mẹ ốm, người phụ nữ nhỏ thó chưa đầy 20 tuổi trở thành trụ cột duy nhất cho mẹ chồng và các em chồng nương dựa. Cậu em út của chồng ngày ấy mới 3 tuổi, còn quá bé, chị vừa chăm mẹ, vừa kiêm thêm nhiệm vụ nuôi dưỡng các em khôn lớn.

Đầu làng cuối xóm, ai cũng cảm phục trước hoàn cảnh neo đơn, chịu thương chịu khó của cô thôn nữ nghèo Đào Thị Thiện. Chưa bao giờ chị ca thán, chị luôn gồng mình lên để vun đắp hậu phương vững chắc cho chồng bằng việc tần tảo với 7 sào ruộng và đàn gà, lợn. Tuổi thanh xuân với bao nỗi niềm chất chứa cứ trôi đi. Xa chồng, chị dồn tất cả yêu thương vào việc cày cấy, chăm lo gia đình. Chị nhẫn nại chắt chiu từng niềm vui, không bao giờ kỳ vọng những điều lớn lao trong cuộc sống.

Ba năm sau, anh về phục viên vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, cộng thêm hậu quả của việc ảnh hưởng chất độc da cam khiến anh không đủ sức chiến đấu trên mặt trận. Chất độc dioxin cũng cướp luôn quyền làm cha của anh. Nỗi đau chết lặng trong lòng người vợ trẻ Đào Thị Thiện, nhưng chị không bao giờ nhắc đến.

Cố nén khao khát được một lần làm mẹ, chị động viên anh xin con nuôi để vui cửa vui nhà. Năm 1983, anh chị xin một cháu gái ở Ấn Thượng, Đoan Hùng, Phú Thọ mới được 9 tháng tuổi về nuôi, đặt tên là Trần Thị Thuận. Bé Thuận ốm yếu quanh năm, từ nhỏ đã bị bệnh đường ruột, chuyện ăn uống vô cùng vất vả. Đến khi chập chững biết đi, Thuận bị vòng kiềng quá nặng.

Thương con như giọt máu đẻ ra, hai anh chị quyết tâm đèo nhau bằng xe đạp cũ chở con đến Bệnh viện chỉnh hình Sơn Tây chữa trị. Lại 6 tháng triền miên đi đi về về, những gì giá trị trong gian nhà liêu xiêu đều đội nón ra đi. Chị ki cóp, tận dụng tất cả để lấy tiền chữa bệnh cho con gái. Vẫn không đủ, chị bán cả ít vàng mẹ đẻ lén đưa con gái khi chị đi lấy chồng. Bằng tình yêu của người mẹ nuôi, bé Thuận dần dần lành bệnh và hoàn chỉnh đôi chân.


Related news

hieu-qua-tu-cay-hanh-vu-dong Hiệu Quả Từ Cây Hành… 10-hai-dang-an-tuong-nhat-the-gioi 10 Hải Đăng Ấn Tượng…