Nuôi cá an toàn, mỗi năm bỏ túi hơn trăm triệu đồng
Từng rất thành công với việc chăn nuôi lợn, gà, nhưng 4 năm qua, anh Chu Văn Hồng ở xóm Thuận Trại, xã Phú Đông, huyện Ba Vì (Hà Nội) lại chuyển hướng sang nuôi chuyên canh cá theo hướng an toàn thực phẩm.
Năm 2013, là 1 trong những hộ đầu tiên của Hợp tác xã Thủy sản Đồng Tâm được Trung tâm Giống Thủy sản Hà Nội đầu tư, hỗ trợ về giống, vốn và thức ăn, anh Hồng đã phải gác lại việc chăn nuôi vịt và lợn để chuyển sang nuôi cá. Yêu cầu của nuôi cá an toàn thực phẩm là trên bờ không được trồng các loại cây ăn quả hay cây lấy gỗ. Diện tích ao nuôi phải từ 5.000m2 trở lên, ao nuôi có hệ thống cấp thoát nước.
Với diện tích hơn 1ha mặt nước ao, anh Hồng đã có một quyết định khó khăn là chuyển từ nuôi lợn, gà sang tập trung vào nuôi cá thương phẩm an toàn thực phẩm. Trung tâm Giống thủy sản Hà Nội hỗ trợ 30% cá giống và cám, phần còn lại là các hộ đối ứng. Mật độ nuôi là 2 con cá/m2. Cơ cấu giống cá theo tỷ lệ 70% là cá rô phi đơn tính, 30% cá trôi, chép, mè, trắm. Thức ăn cho cá toàn bộ là cám công nghiệp của Mỹ, sản xuất tại Việt Nam.
Để chăn nuôi cá thành công, anh Hồng luôn tâm niệm phòng bệnh hơn chữa bệnh, bởi khi cá dính bệnh việc chạy chữa rất tốn kém công sức, tiền của. Bởi vậy việc xử lý nước ao bằng các chế phẩm sinh học, các loại thuốc phòng bệnh cho cá theo định kỳ đều được anh Hồng trộn vào thức ăn, đảm bảo cá phòng, chống được các loại bệnh.
Với sự tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, bước đầu anh Hồng đã có những thành công. Trong 4 năm gần đây, với diện tích hơn 1ha, mỗi năm cho thu hoạch từ 18-20 tấn cá, trừ chi phí còn lãi ròng hơn 100 triệu đồng. So với nuôi quảng canh thì tiền lãi cao hơn từ 70-80 triệu đồng/năm.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao