Tôm thẻ chân trắng Nuôi cá lóc trong bể xi măng

Nuôi cá lóc trong bể xi măng

Publish date Wednesday. June 3rd, 2015

Đến cuối năm 2008 toàn tỉnh có hơn 4500 ha nuôi thuỷ sản nước ngọt nhưng diện tích nuôi phần lớn (4400ha) là các đối tượng nuôi truyền thống với hình thức nuôi chủ yếu là quảng canh, mức đầu tư thấp nên lợi nhuận thu được không cao còn các loài thuỷ đặc sản phát triển nuôi đang ở mức hạn chế.

Hiện nay, do hiệu quả kinh tế của một số loài thuỷ đặc sản và giống mới như ếch, baba, cá lóc môi sề...mang lại khá lớn nên đang được người dân chú trọng phát triển trong đó cá lóc là loài có giá trị dinh dưỡng cao, giá cả vừa phải nên có thị trường tiêu thụ khá tốt.

Nhận thấy hiệu quả mang lại từ mô hình nuôi cá lóc trong bể xi măng ở các tỉnh lân cận và nhu cầu thực tiễn của thị trường về đối tượng cá lóc, người dân một số huyện trên địa bàn tỉnh ta như Cẩm Xuyên, Lộc Hà, Nghi Xuân, Can Lộc...đã tìm tòi, học hỏi, tham quan  và đưa mô hình này vào nuôi thử nghiệm.

Cá Lóc là đối tượng đã được người dân nuôi từ lâu nhưng chủ yếu là nuôi trong ao đất, trong bè hay có thể nuôi rọ đặt trong ao đất. Đây là loài cá dữ, phàm ăn, tính ăn rộng có sức sinh trưởng tương đối nhanh, khả năng thích nghi với môi trường lớn, nó có thể sống tốt ở vùng nước có hàm lượng oxy thấp nhờ có cơ quan hô hấp phụ. Có thể nuôi đơn hay nuôi ghép với các loài cá có sức sinh sản lớn như cá Rô phi, cá diếc nhằm nâng cao sức sản xuất của vùng nước.

Hình thức nuôi cá trong bể xi măng đơn giản, vốn đầu tư không lớn nhưng để thực sự mang lại hiệu quả cao người nuôi cần chú ý một số điểm sau:

- Cá Lóc nuôi trong bể xi măng thường nuôi với mức nước thấp nhưng với điều kiện khắc nghiệt của khu vực Bắc miền Trung vào mùa hè nhiệt độ cao cần xây dựng hệ thống chống nắng cho cá như căng bạt hay có thể trồng các loại cây leo.

- Mật độ nuôi trong bể lớn nên để đảm bảo môi trường nước nuôi được sạch thì công việc vệ sinh hằng ngày cần được chú ý, nên thay nước định kỳ 1- 2 lần/ngày ngay sau bữa ăn, đối với bể xây nổi nên đặt vòi nước cao hơn với mặt bể để tăng thêm hàm lượng oxy.

- Thức ăn dùng cho cá chủ yếu là cá tạp (95%), cám gạo, khô dầu, đậu nành chiếm 5%, ngoài ra có thể sử dụng thức ăn công nghiệp giàu đạm. Khi mới đưa cá về nên cho ăn ghẹ, cá tạp xay nhuyễn, nên để thức ăn trên vỉ tre treo xâm xấp mặt nước để tiện theo dõi quá trình ăn của cá, khi cá lớn quen dần thì thức ăn được thả ngay vào đáy nơi gần lỗ nước thải, sau mỗi lần cho ăn mở lu xả nước, quây các cặn bã cho ra dần khoảng 5 phút rồi đóng lại. Có thể bổ sung vitamin vào thức ăn nhằm kích thích tính bắt mồi của cá.

- Chăm sóc dịch bệnh: Phòng bệnh cho cá là một khâu vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc quản lý cá. Bể nuôi cần được ngâm rửa vệ sinh sạch sẽ ngoài ra  cá lóc nuôi thương phẩm thường bị bệnh viêm ruột và nấm do đó để phòng bệnh định kỳ nên cho cá ăn thuốc chống nấm 5ngày /lần.Nên hạn chế tối thiểu dùng kháng sinh cho cá, chúng ta có thể dùng thuốc thực vật chữa trị bệnh như lá, hoa cây bông bụt cộng với cây cỏ mực giã nhỏ vắt lấy nước trộn vào thức ăn cho cá theo tỷ lệ 1/2 bát thuốc/3kg thức ăn cho ăn liên tục 3 - 4 ngày, còn bã thuốc rải vào trong bể (thời điểm này 2 -3 ngày mới thay nước).

Tags: nuoi ca loc, nuoi ca, nuoi trong thuy san


Related news

nguoi-nuoi-tom-can-biet-nguyen-nhan-lam-tom-chay-trong-ao-va-cach-xu-ly Người nuôi tôm cần biết… phuong-phap-chuan-doan-va-phong-ngua-benh-dom-trang-tren-tom-nuoi Phương pháp chuẩn đoán và…