Mô hình kinh tế Phân chuyên dùng tăng năng suất đậu tương đông

Phân chuyên dùng tăng năng suất đậu tương đông

Publish date Friday. September 18th, 2015

Để chuyển đổi diện tích đất lúa sang trồng các cây màu có giá trị hiệu quả cao, thực hiện luân canh khoa học, cải tạo đất, chúng tôi giới thiệu kỹ thuật bón phân Văn Điển cho cây đậu tương vụ đông (phía Bắc), vụ đông xuân (phía Nam).

Thời vụ

+ Phía Bắc: Áp dụng nơi có điều kiện thuỷ lợi, gieo trước 5/10, vùng trồng lúa vùng thấp miền núi gieo trước 30/9, thu hoạch gọn trong khoảng 15 - 30/12 để tránh mưa xuân, ẩm ướt bắt đầu từ tháng 1 năm sau.

+ Vùng Tây Nguyên:

- Vụ thu đông (vụ II): Gieo tháng 7 - 8, thu tháng 10 - 11. Vụ này những giống cũ năng suất thường thấp do gặp mưa úng đầu vụ, hạn cuối vụ khi sang mùa khô. Giống DT 2008 có thể khắc phục khó khăn này cho năng suất cao. Sản phẩm vụ này thường thu hoạch an toàn, chất lượng cao.

- Vụ đông xuân (vụ III) trên đất ruộng lúa 1 - 2 vụ có độ ẩm hoặc có tưới nhẹ: Lúa xuân hè + lúa mùa + đậu tương thu đông (gieo tháng 10 - 11 thu hoạch tháng 1 - 2 dùng giống chịu hạn DT 2008 cho năng suất cao 25 - 30 tạ/ha.

+ Vùng Đông Nam bộ:

- Vụ đông xuân trên đất lúa 1 vụ: Tháng 10 - 1.

- Vụ thu đông trên đất lúa 2 vụ: Tháng 8 - 11. Trên đất 1 vụ lúa: Đậu tương đông xuân (10 - 1) + lúa mùa. Trên đất màu: Ngô hè thu + đậu tương thu đông (8 - 11) + gối thuốc lá vào đậu tương hoặc ngô xen đậu tương hè thu + ngô xen đậu tương thu đông + gối thuốc lá đông xuân.

+ Vùng đồng bằng Sông Cửu Long:

- Thời vụ thích hợp: Khí hậu rất phù hợp cho trồng đậu tương quanh năm, có thể phát triển trên quy mô lớn: Vụ đông xuân: Tháng 12 - 2.

Nhu cầu dinh dưỡng

Do đặc điểm của đất trồng đậu là các vùng đất cao (đất thoát nước, có thành phần cơ giới nhẹ), nên bản thân đất chua và nghèo dinh dưỡng đặc biệt các nguyên tố trung vi lượng, độ pH đất này thường từ 3 - 4,5. Trong khi đó cây đậu lại cần độ pH từ 6 - 7 và phải có hàm lượng canxi, ma nhê và các chất vi lượng từ trung bình trở lên.

Vào vụ đông, đông xuân, nhiệt độ xuống thấp hơn, hệ thống nốt sần tự tổng hợp chất đạm của cây hoạt động kém, để cây đậu tương sinh trưởng phát triển cân đối, năng suất cao, quả và hạt chắc mẩy, đề kháng sâu bệnh, chống đổ ngã tốt cần có tới 16 nguyên tố thiết yếu cho sinh trưởng và phát triển triển.

Trong đó, có 4 nguyên tố Carbon (C), Hydro (H), Oxy (O) và Ni tơ (N) là thành phần chủ yếu trong chất khô và được hấp thụ dưới dạng CO2, H20, O2, N2 tự do trong không khí và đất, những nguyên tố cần thiết khác phải bổ sung qua phân bón là N, P, K, Ca, Mg, S, Fe, Mn Mo, Cu, B, Zn, Co và Cl…

Phân đạm: Dinh dưỡng thiết yếu cho cây sinh trưởng, phát triển. Đạm đặc biệt có tác dụng trong 20 ngày đầu sau gieo, khi cây chưa tự túc được đạm và giai đoạn cuối khi làm hạt. Cần bón bổ sung 110 kg đạm ure/ha (4 kg/sào Bắc bộ) vào vụ lạnh, bón lót 1/3, bón thúc 2/3 vào lúc 5 - 6 lá, kết hợp vun gốc.

Phân lân: Giúp cây sinh trưởng cân đối, phát triển nốt sần, giúp cho việc tập trung chất dinh dưỡng nuôi quả. Tập trung lân cho bón lót, lượng bón 300 - 460 kg lân nung chảy, đất chua nên dùng 100% phân lân nung chảy Văn Điển (1 kg loại phân này có tác dụng khử chua tương đương 0,5 kg vôi bột), các đất khác nên dùng phân lân Supetecmo: Phối trộn giữa phân tan chậm, kiềm tính là phân lân nung chảy và các loại lân tan nhanh như lân Super giàu, lân Super kép (TPF).

Loại phân này có ưu điểm vượt trội, kết hợp được các ưu việt của 2 loại lân tan nhanh cung cấp dinh dưỡng kịp thời cho cây ở giai đoạn đầu sinh trưởng phát triển, phân lân nung chảy tan chậm, tan theo nhu cầu dinh dưỡng ở các giai đoạn sau và bổ sung 1 lượng lưu huỳnh (S) quan trọng mà lân nung chảy còn thiếu, tăng dự trữ phân lân trong đất. Hiện giá bán của loại phân này tương tự như giá phân lân nung chảy nhưng có thể tiết kiệm 20 - 30% lượng lân bón cho đất.

Phân kali: Có tác dụng hơn cả đạm và lân, kali làm cho cây tăng sức đề kháng chống bệnh, chống rét, hạn, tập trung dinh dưỡng làm quả và hạt. Lượng bón 120 - 150 kg kali clorua/ha. Bón lót 1/3, số còn lại bón thúc vào lúc vun đợt 2.

Các trung vi lượng cần thiết: Cây đậu tương rất cần các trung lượng như MgO, CaO, SiO2, ngoài ra rất cần các vi lượng như Co, Bo, Mo, Cu, Zn… các vi lượng này trên đất dốc thường bị thiếu nghiêm trọng do bị trôi rửa, các chất này rất có sẵn trong phân lân nung chảy Văn Điển.

Nhằm đơn giản và cải thiện quy trình bón phân cho cây đậu tương, Cty CP Phân lân nung chảy Văn Điển đã cho ra đời sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng (N,P,K) các chất trung lượng như canxi, ma nhê, các chất vi lượng như kẽm, bo, mô líp đen… chuyên dùng cho cây đậu tương.

Các chất dinh dưỡng trong phân đa yếu tố NPK Văn Điển không bị rửa trôi, có pH từ 8 - 8,5 nên khi bón sẽ cải tạo nâng cao pH đất, là nguồn dự trữ dinh dưỡng cung cấp từ từ đầy đủ, cân đối cho cây đậu lạc. Phân có nhiều đặc điểm ưu việt phù hợp với cây đậu tương do mang nhiều chất hữu ích hơn các loại phân tổng hợp khác:

Ngoài các chất đa lượng N (đạm), P (lân), K (kali) còn có các chất trung lượng S, CaO, MgO, SiO2 và hàng chục loại chất vi lượng như Mn, B, Zn, Cu, Co… bảo đảm cho cây sinh trưởng phát triển cân đối, đề kháng tốt với sâu bệnh, đổ ngã, đạt năng suất và chất lượng cao trên các loại đất chua, đất bạc màu.

Nguyên liệu lân để SX phân NPK Văn Điển là lân nung chảy Văn Điển. Đây là phân tan chậm (không tan trong nước, tan trong dịch do rễ cây tiết ra), giảm thiểu trôi rửa, tiết kiệm phân bón, giúp cân đối dinh dưỡng, cải thiện chất đất, 1 kg lân nung chảy có tác dụng giảm độ chua tương đương 0,5 kg vôi, có tác dụng kích thích dinh dưỡng cho bộ rễ, giúp cho hệ thống nốt sần phát triển.

Phân chuyên cho cây đậu được SX chuyên cho bón lót có công thức 4% N, 12% P205, 7% K20, 2%S, 8% MgO, 16% CaO, 15% SiO2, 2% S và các vi lượng như B, Mo, Cu, Co, Fe, Mn, Zn…

Kỹ thuật sử dụng phân bón

+ Cách bón cho đất ướt dùng lối gieo vãi: Tập trung và kết thúc gọn trong 23 ngày trước khi đậu có hoa.

Lượng bón: Dùng 20 kg/sào Bắc bộ phân đa yếu tố chuyên dụng đậu lạc NPK 4.12.7 (560 kg/ha).

Bón thúc lần 1: Khi đậu có 1 lá thật (lá nhặm 3 thùy), dùng cho 1 sào Bắc bộ: Dùng 15 kg phân đa yếu tố chuyên dụng NPK 4.12.7 (420 kg/ha), rắc đều trên mặt ruộng vào chiều mát lúc lá đậu khô. Tránh bón phân khi lá đậu còn ướt, đặc biệt không bón buổi sáng còn ướt sương hoặc sau mưa dễ gây cháy lá.

Bón thúc lần 2: Khi đậu có 5 - 6 lá thật, chuẩn bị ra hoa, trộn đều lượng phân còn lại rải đều trên ruộng.

+ Cách bón cho đất màu có làm đất toàn diện:

- Lượng bón (1 ha): Dùng 560 kg phân đa yếu tố Văn Điển chuyên đậu tương (4:12:7) hoặc NPK (5:10:3 vê viên). Bắc Bộ có thể bón cho 1 sào lượng từ 15 - 20 kg đa yếu tố (NPK).


Related news

lua-m1-nd-hop-dat-kho-tinh Lúa M1-NĐ hợp đất khó… thanh-pho-cang-tang-toc-co-gioi-hoa Thành phố cảng tăng tốc…