Tin thủy sản Phấn ong - Cải thiện màu sắc cá hồi

Phấn ong - Cải thiện màu sắc cá hồi

Author Dũng Nguyên (Theo Aquaculture), publish date Monday. February 3rd, 2020

Bổ sung chiết xuất carotenoid từ phấn ong có thể hỗ trợ tăng trưởng, đồng thời cung cấp chất tạo màu tự nhiên cho cá hồi nuôi.

Cải thiện dinh dưỡng

Các chuyên gia từ Khoa Chăn nuôi và Viện Khoa học và Công nghệ thực phẩm, Đại học Columbia đã tiến hành nghiên cứu về sử dụng chiết xuất phấn ong trong các khẩu phần ăn của cá hồi vân. Mục tiêu, so sánh hiệu quả của carotenoid từ chiết xuất phấn ong trong dầu thực vật với carotenoid tổng hợp (astaxanthin) tới tăng trưởng, năng suất và màu thịt của cá hồi vân.

Nhóm nghiên cứu đã so sánh nghiệm thức không chứa carotenoi (C-); nghiệm thức carotenoid tổng hợp (C+) và 2 nghiệm thức bổ sung carotenoid chiết xuất từ phấn ong (P1 và P2) ở cá hồi vân. Kết quả cho thấy, các khẩu phần ăn khác nhau sẽ dẫn đến những kết quả tăng trưởng khác nhau ở cá hồi. 

Suốt quá trình nuôi cá hồi vân, sử dụng các chất carotenoid thực vật trong thức ăn cũng tạo ra các hiệu ứng sinh học và chức năng dinh dưỡng thiết yếu cho sức khỏe của cá, như giảm thiểu sử dụng thuốc, chống lại mất cân bằng ôxy hóa và kháng lại các bệnh lây nhiễm. Một nghiên cứu về khẩu phần ăn chứa β-carotene từ khoai lang và cây rong bún Enteromorpha sp. cho thấy, chất β-carotene tự nhiên có thể cải thiện màu sắc của cá, do đó vẫn có nhu cầu cần phải phát triển công nghệ cải thiện màu sắc của cá chuẩn hơn bằng các sản phẩm tự nhiên giá rẻ. Một cách khác để bổ sung carotenoid thực vật vào thức ăn thủy sản đó là dùng dầu thực vật để chiết xuất chất tạo màu.

Có thể bổ sung dầu thực vật giàu carotenoid vào thức ăn của cá bằng quy trình bọc phủ. Quy trình chế biến này được đánh giá là “sạch” vì loại bỏ sử dụng các chất dung môi độc hại và tốn rất ít năng lượng đầu vào. Bọc phủ viên thức ăn bằng dầu thực vật sau khi nghiền nhỏ là một chiến lược đáng cân nhắc để làm tăng thành phần của phụ gia, calo, hấp thụ các vitamin hòa tan trong chất béo, axit béo thiết yếu trong thức ăn chăn nuôi. Hướng tiếp cận đơn giản này giúp làm giảm chi phí thức ăn và nâng cao tính khả thi của giải pháp sử dụng carotenoid trong dinh dưỡng cho cá hồi. 

Cách thức mới

Theo các nhà nghiên cứu, phấn ong là một nguồn carotenoid bền vững để sử dụng trong thức ăn thủy sản. Chất này có chứa hàm lượng carotenoid khoảng 170 - 2.100 β-carotene tương đương kg-1; tuy nhiên, sử dụng phấn ong trong thức ăn là một cách thức mới. Nghiên cứu trước đây đã đánh giá việc sử dụng chiết xuất phấn ong trong nuôi cá hồi và phát hiện ra, bổ sung chiết xuất phấn ong vào nước đã làm giảm lượng hợp chất hữu cơ malondialdehyde, đồng thời tăng tổng hàm lượng chất chống ôxy hóa trong cơ thể cá. Hiện, có rất ít thông tin nói về ảnh hưởng của carotenoid chiết xuất từ phấn ong lên tăng trưởng của cá và tạo màu cho cơ thịt.

Suốt thử nghiệm, cá được cho ăn theo khẩu phần P2 đã tăng trưởng mạnh từ ngày 42 đến ngày 46 và đã cải thiện tăng trọng suốt 14 ngày nuôi đầu tiên và vào ngày 28 tới ngày 42 so cá ở các nghiệm thức khác. Vào cuối thử nghiệm, cá ở khẩu phần P2 có xu hướng tăng trọng tốt hơn cá ở các nghiệm thức khác. Ở nghiệm thức P2 (chứa tỷ lệ carotenoid cao nhất từ phấn ong), trọng lượng của cá tăng cùng chiều dài thân và tỷ lệ tăng trọng riêng. Chỉ số hepatosomatic không khác nhau, nhưng chỉ số vicerasomatic thấp nhất ở nghiệm thức 1 và cao nhất ở nghiệm thức C+.

Cá ở nhóm nghiệm thức đối chứng có màu sáng nhất, cá ở nhóm nghiệm thức bổ sung carotenoid công nghiệp có màu đậm nhất. Filletcá hồi vân ở nghiệm thức P1 hoặc P2 có hàm lượng carotenoid đậm đặc hơn và màu thịt hồng nhạt hơn cá không đượcănbổ sung carotenoid (C-). Phân tích mô phát hiện hàm lượng carotenoid trong cá ở khẩu phần P1 và P2 cao hơn nhóm đối chứng.


Related news

tom-cang-xanh-khoi-day-tiem-nang Tôm càng xanh - Khơi… phat-trien-nuoi-bien-tu-hinh-mau-na-uy Phát triển nuôi biển từ…