Phát triển những ‘mỏ tôm’ ven biển ĐBSCL
Tôm thẻ chân trắng cỡ 40 con/kg bán tới đại lý 145.000 đồng/kg trong khi đó loại tôm ngâm giá bán 128.000 đồng/kg, đơn giản vì “ tôm ngâm” là cách tăng trọng lượng bất chấp chất lượng.
Ngày mùa vui thu hoạch tôm sú ở Bạc Liêu. Ảnh: Lê Hoàng Yến.
Tôm bị lạt nên được các doanh nghiệp xem là “đòn độc” đánh vào ngành tôm.
“Mỏ tôm” ven biển, được kỳ vọng thành công như Sóc Trăng là Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang khi quy trình thâm canh theo hướng chuẩn mực hoá quy trình nuôi và thay đổi cách thu mua, vận chuyển về nhà máy chế biến.
Ông Hồ Quốc Lực, tổng giám đốc công ty CP thực phẩm Sao Ta, sau khi tới hội chợ thuỷ sản quốc tế thường niên tại TP Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, nói rằng hàng rào kỹ thuật ở một số nước kiểm soát ngày một gắt gao hơn.
Nói vậy, nhưng Sao Ta vẫn có thể đạt cột mốc 150 triệu USD, tăng 20 triệu USD so năm 2016 nếu nhận diện cho đúng sự chuyển động thị trường.
Đầu tiên là Trạm Giang, nơi cung cấp 70% thị trường tôm tại Trung Quốc, rất cần mua tôm, nhất là loại tôm luộc màu đỏ mà Việt Nam là “mỏ tôm” dễ khai thác. Đứng trước nguy cơ giảm sản lượng tôm từ 1,2 triệu tấn còn khoảng 700.000 tấn, trong khi nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng, Trung Quốc cần tôm luộc màu đỏ nuôi trong ao trải bạt. Nhưng rủi ro lớn nhất khi mua bán với Trung Quốc là họ chỉ trả trước 30%, hàng qua cửa khẩu mới giao phần còn lại. Hàng tiểu ngạch nếu qua biên giới mà gọi điện hoài cứ ò í e là coi như từ rủi ro tới mất trắng.
Trong khi đó, thị trường Mỹ yêu cầu tiêu chuẩn BAP (Best Aquaculture Practices – Thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt nhất, từ con giống, ao nuôi, thức ăn…); EU yêu cầu tiêu chuẩn ASC (Aquaculture Stewardship Council – Hội đồng quản lý nuôi trồng thuỷ sản) có sự xác nhận cấp quốc tế đối với thuỷ sản được nuôi có trách nhiệm, giảm thiểu tối đa tác động xấu đến môi trường, hệ sinh thái, cộng đồng dân cư và đảm bảo tốt các quy định về lao động.
Hiện nay, vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), diện tích nuôi lớn nhất Việt Nam đang vào vụ thứ hai sau vụ đầu khá suôn sẻ. Tại Sóc Trăng, hiệp hội tôm Mỹ Thanh, huyện Trần Đề và một số trại kiểm soát tốt dịch bệnh, giảm rủi ro tới mức thấp nhất, hiệu quả cao so chi phí. Riêng trại nuôi tôm Tân Nam (công ty CP thực phẩm Sao Ta, Sóc Trăng), 160ha tôm nuôi theo tiêu chuẩn ASC vừa thu hoạch, vụ thứ hai sẽ có thêm 2.000 tấn như vụ trước. Kinh nghiệm được chia sẻ từ các nhà máy ở Sóc Trăng là đến tận ao nuôi thu mua với giá cao hơn 2.000 đồng/kg, chở về nhà máy đúng thời gian quy định và kiểm soát kỹ lưỡng độ ẩm, tạp chất, thay vì mua “tôm ngâm” qua trung gian.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao