Tin nông nghiệp Phòng bệnh cho gia súc gia cầm giai đoạn chuyển mùa Xuân Hè

Phòng bệnh cho gia súc gia cầm giai đoạn chuyển mùa Xuân Hè

Author BSTY. Bùi Thị Chuyên, publish date Friday. June 7th, 2019

Thời tiết giai đoạn chuyển mùa vụ xuân hè có nhiều thay đổi: nắng, nóng xen kẽ mưa ẩm làm giảm sức đề kháng của gia súc gia cầm, đồng thời là điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh phát triển và lây lan. Mặt khác, đây là thời điểm người chăn nuôi tái đàn vật nuôi nên số lượng GSGC non chiếm số lượng lớn trong tổng đàn, đây là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh do sức đề kháng thấp. Vì vậy để hạn chế dịch bệnh xảy ra, người chăn nuôi cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

1. Về chuồng trại

- Thực hiện tốt các biện pháp kiểm soát người và động vật trung gian ra vào khu vực chăn nuôi.

- Tăng cường vệ sinh, giữ cho chuồng nuôi luôn khô ráo, phun thuốc sát trùng chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi. Che chắn tránh gió lùa nhất là về đêm và sáng sớm tuy nhiên vẫn phải đảm bảo độ thông thoáng. Chất thải được xử lý bằng các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường như bể Biogas, hố ủ phân, đệm lót sinh học...

- Phát quang bụi rậm xung quanh, khơi thông cống rãnh, tránh để ẩm ướt, lầy lội, hạn chế tối đa sự tồn tại của mầm bệnh.

- Đối với GSGC non chưa có khả năng tự điều tiết thân nhiệt, cần phải nuôi trong chuồng úm hoặc quây úm.

2. Về chăm sóc nuôi dưỡng

- Cho vật nuôi ăn thức ăn sạch, dễ tiêu, đầy đủ chất dinh dưỡng, phù hợp theo lứa tuổi.

- Cho vật nuôi uống nước sạch, đủ nước, hạn chế nước vương vãi ra nền chuồng . Có thể bổ sung vào nước các loại Vitamin tổng hợp để tăng sức đề kháng cho vật nuôi vào những ngày thời tiết thay đổi.

- Nuôi nhốt vật nuôi với mật độ vừa phải, nên chăn thả khi trời đã tan sương, có nắng ấm.

3. Phòng bệnh

- Chủ động tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin để nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi, đặc biệt là GSGC mới tái đàn: Đối với gia cầm tiêm các loại vắc xin cúm gia cầm, Niu cát xơn, Gumboro, dịch tả vịt, viêm gan vịt, tụ huyết trùng...; Đối với lợn tiêm các loại vắc xin: Phó thương hàn, Dịch tả, Tụ dấu, Tai xanh, LMLM...; Đối với Trâu Bò tiêm vắc xin Tụ huyết trùng, LMLM...

- Thường xuyên theo dõi sức khỏe đàn vật nuôi, phát hiện sớm vật nuôi bị ốm để cách ly, điều trị, xử lý kịp thời, tránh lây lan. Đặc biệt với các bệnh đường hô hấp và tiêu hoá cần chủ động cho GSGC uống thuốc ở liều phòng bệnh khi thời tiết thay đổi.

Khi có vật nuôi bị ốm, chết cần báo ngay cho thú y địa phương để được hướng dẫn xử lý kịp thời.


Related news

trong-dua-luoi-trong-nha-mang-nang-suat-cao Trồng dưa lưới trong nhà… vi-ngot-tu-nhung-vu-chanh-tu-quy Vị ngọt từ những vụ…