Tôm thẻ chân trắng Phòng bệnh đúng cách cho tôm thẻ chân trắng

Phòng bệnh đúng cách cho tôm thẻ chân trắng

Publish date Friday. November 13th, 2015

Các biện pháp chung

– Hạn chế các tác động xấu từ môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm như biến đổi của các yếu tố thủy lý, thủy hóa, sự gia tăng của mầm bệnh trong ao.

– Ngăn ngừa các nguy cơ gây bệnh từ nguồn giống không đảm bảo, chất lượng nước cấp không đạt yêu cầu, quá trình xâm nhập của mầm bệnh từ bên ngoài do vệ sinh ao nuôi, trang trại chưa phù hợp…

– Xử lý triệt để và có trách nhiệm khi bệnh xảy ra: báo ngay đến cơ quan liên quan vấn đề bệnh để xử lý kịp thời, đúng cách.

– Phòng bệnh trong quá trình nuôi bao gồm: thực hiện tốt việc quản lý con giống, thức ăn, nguồn nước và theo dõi sức khỏe tôm nuôi.

Yếu tố phản ánh sức khỏe tôm

Cần theo dõi sức ăn của tôm, đây được xem là một trong những dấu hiệu thể hiện rõ nhất tình trạng sức khỏe của tôm

. Quan sát hoạt động của tôm trong ao, biểu hiện của tôm vào sàng ăn, các dấu hiệu cảm quan như tình trạng thức ăn trong ruột, các dấu hiệu bên ngoài khác…

Bên cạnh dó, theo dõi dấu hiệu lột xác để kiểm soát chặt chẽ độ kiềm của nước, đảm bảo chất lượng nước để tôm phát triển tốt: tăng trọng tối đa và hình thành vỏ mới sau mỗi lần lột xác, đồng thời tăng khối lượng, chất lượng tôm trước khi thu hoạch.

Vệ sinh trang trại nuôi: Không xả rác, xả nước thải sinh hoạt; Không nuôi gia súc, gia cầm trong khu vực nuôi;

Sử dụng lưới ngăn chim cò, súc vật. Dụng cụ, trang thiết bị sử dụng riêng biệt cho từng ao; Chú ý vệ sinh của công nhân, kỹ thuật lao động khi chăm sóc tôm, nhất là khi ao tôm có bệnh.

Sử dụng và quản lý thuốc, hóa chất hợp lý

Mô hình nuôi TTCT thâm canh phải áp dụng nghiêm ngặt các giải pháp quản lý việc sử dụng thuốc và hoá chất:

Chỉ sử dụng khi thật cần thiết, không lạm dụng; Chỉ sử dụng thuốc, hóa chất được phép; Cần bảo quản thuốc, hóa chất đúng cách; Ghi chép cẩn thận mọi thông tin liên quan đến việc sử dụng thuốc, hóa chất.

Chất thải và xử lý chất thải

Dụng cụ thu hoạch, cách thu hoạch cần chú ý lây nhiễm giữa các ao: sử dụng dụng cụ thu hoạch riêng rẽ cho từng ao hoặc vệ sinh kỹ (giặt sạch, phơi ráo) trước khi sử dụng tiếp cho ao khác.

Nước thải và chất lắng đọng phải được xử lý đạt yêu cầu trước khi thải ra ngoài môi trường xung quanh:

Nếu cần phải thải ngay, phải để lắng và xử lý bằng hóa chất diệt khuẩn hoặc có thể dùng cá (rô phi) thả nuôi trong ao xử lý nước thải, đây là phương pháp xử lý sinh học, sau một khoảng thời gian, kiểm tra các yếu tố môi trường đạt yêu cầu mới được thải ra môi trường ngoài.

Đối với bùn ao: Phải xử lý phù hợp bùn ao nuôi thủy sản sau thu hoạch bằng cách bùn được bơm, hoặc chở đến bãi xử lý chất thải cách xa khu vực nuôi.

Một số biện pháp phòng bệnh

Biện pháp chung:

– Chọn tôm giống sạch bệnh, đã qua kiểm dịch; Phòng tránh sự xâm nhập của virus vào ao bằng cách: làm tốt công tác tẩy dọn, vệ sinh trước và sau một vụ nuôi.

Hạn chế hoặc tiêu diệt các sinh vật trung gian (cua, còng, tôm hoang dã…) bằng các sản phẩm an toàn, sát trùng nước trước khi cấp vào ao nuôi.

– Thả nuôi tôm đúng theo lịch thời vụ nhằm tránh mùa mà bệnh thường xuất hiện. Khi bệnh đã xảy ra, cần dùng thuốc sát trùng với nồng độ cao:

Chlorine >70ppm diệt virus và sinh vật mang virus (tôm) trước khi thải ra môi trường để hạn chế sự lây lan trên diện rộng. Lập tức báo ngay cho cơ quan quản lý thủy sản để được hướng dẫn và xử lý dập dịch.

Dấu hiệu bệnh:

– Tôm thường bị bệnh và chết hàng loạt ở giai đoạn từ 25 đến 45 ngày. Khi chết bên ngoài ít có biểu hiện rõ ràng (tôm chết đẹp) hoặc màu sắc nhợt nhạt, ruột không có thức ăn, giải phẫu bên trong gan tụy bị teo. Loại vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus rất phổ biến trong môi trường nước lợ, mặn và trên tôm.

– Vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus xâm nhập vào ao nuôi theo một số con đường: Nguồn nước, tôm giống, thức ăn, đặc biệt là thức ăn tươi sống và từ đáy ao nếu công tác tẩy dọn chưa tốt.

Áp dụng tổng hợp các biện pháp để hạn chế bệnh như sau:

– Định kỳ dùng chế phẩm vi sinh (Probiotic), giảm độ mặn nước ao nuôi xuống 15 – 20‰, quản lý tốt hệ phiêu sinh trong ao tức quản lý tốt màu nước ao.

– Tránh lấy nước biển vào ao trong các ngày biến động do bão, gió mùa hay áp thấp nhiệt đới vì khi đó mật độ Vibrio rong nước biển ven bờ có thể tăng lên nhiều lần so với bình thường.

– Tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên của tôm bằng quản lý môi trường tốt và bổ sung một số sản phẩm như Vitamin C, A, E… vào thức ăn.

Nguyên nhân của bệnh Hoại tử gan tụy trên tôm (EMS/AHPNS) được xác định là do loài vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus nên việc kiểm tra mật độ vi khuẩn này trước khi thả tôm là hết sức cần thiết.


Related news

10-bai-hoc-de-nuoi-thanh-cong-tom-the-chan-trang-tai-thai-lan 10 Bài học để nuôi… quan-ly-thuc-an-khi-nuoi-tom-the-chan-trang Quản lý thức ăn khi…