Phòng, trị gà bị mắc bệnh tụ huyết trùng
1. Triệu chứng: Ở thể quá cấp tính, triệu chứng lâm sàng không rõ, một số gia cầm mạnh khoẻ tự nhiên bị chết.
+ Thể cấp tính, gia cầm có những biểu hiện sau: Sốt cao (42-43 độ C), ủ rũ, bỏ ăn, ỉa chảy, phân có mùi thối, tím tái ở mắt, mũi, miệng có dịch nhầy.
+ Bệnh mạn tính xảy ra ở gia cầm sống sót qua thể cấp tính hay bị nhiễm các chủng vi -rút yếu hơn.
Triệu chứng: ủ rũ, viêm kết mạc mắt và thở khó. Trong một vài trường hợp, gia cầm có thể bị què, ngoẹo cổ…
+ Khi mổ khám bệnh tích gia cầm chết thấy xác xung huyết nặng, nội tạng có nhiều điểm xuất huyết lấm tấm, gan bị hoại tử nhỏ.
Trường hợp ít cấp tính hơn có thể thấy phù phổi, viêm phổi và viêm gan. Trường hợp mạn tính có thể thấy viêm khớp cổ chân, khớp bàn chân, có dịch viêm ở tai giữa.
2. Cách lây lan: Có ít nhất 16 tuýp Pasteurella multocida khác nhau về độc lực. Vi khuẩn lây từ con này sang con khác do tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp qua máng ăn, nước uống.
Gia cầm có thể nhiễm bệnh do hít, ăn phải và qua kết mạc hoặc vết thương.
3. Điều trị: Thể quá cấp tính thường xảy ra nhanh nên điều trị không hiệu quả. Điều trị bằng Tetracyclin hay Sulphaquinoxolone trộn vào thức ăn hoặc nước uống hay tiêm có thể có kết quả trong ổ dịch.
Thông thường phải duy trì điều trị trong 1 tuần.
4. Cách phòng: Nước ta đã sản xuất được vắc-xin vô hoạt có tác dụng bảo vệ gia cầm. Tốt nhất nên dùng vắc-xin chế từ chủng P. multocida địa phương.
Tiêu chuẩn vệ sinh tốt và an toàn dịch bệnh là rất quan trọng trong việc giảm nguy cơ nổ ra dịch tụ huyết trùng gia cầm. Để thanh toán bệnh, phải để trống chuồng hoàn toàn, vệ sinh và tiêu độc triệt để, diệt chuột…
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao