Nuôi lợn (Heo) Phòng Và Trị Bệnh Đóng Dấu Ở Lợn

Phòng Và Trị Bệnh Đóng Dấu Ở Lợn

Publish date Wednesday. August 14th, 2013

Nguyên nhân

- Bệnh gây ra do trực khuẩn lợn đóng dấu Erysipelothiix rhuiopathiae, nhỏ, thẳng , có khi hơi cong , gram (+)

- Vi khuẩn lợn đóng dấu có nhiều chủng khác nhau, có những chủng có độc lực cao. Vi khuẩn có nhiều trong đất , nước ,phân...vì thế chúng còn có tên là trực trùng thổ nhưỡng. Sức đề kháng của nó khá cao : trong phủ tạng xác chết thối có thể sống được 4 tháng , trong xác đem chôn dưới đất sống được 9 tháng, ở ngòai dưới ánh sáng mặt trời sống được 12 ngày.

- Điều kiện chăn nuôi không có chuồng trại, nuôi bằng cách thả lan. Ngoài ra nuôi có chuồng nhưng nền chồng bằng đất.

- Điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng kém không vệ sinh thường xuyên, chuồng trại trại bị mưa tạt, gió lùa.

- Thức ăn và nước uống không vệ sinh như:thức ăn cơm cặn cá thừa còn nguồn nước cho gia súc uống chủ yếu từ sông gạch, kênh mương.

Cách lây lan

Bệnh có thể lây trực tiếp hoặc gián tiếp qua thức ăn , nước, cácchất bài tiết hoặc do vận chuyển, mổ thịt các lòai vật mắc bệnh.

Triệu chứng

Thời kỳ nung bệnh : 1 -8 ngày. Ở nước ta bệnh này thường gặp ở ba thể : thể quá cấp, thể cấp và thể mãn tính.

Ở cácnước Phương Tây heo bị bệnh còn ở thể thứ cấp hay thể ngòai da.

- Thể quá cấp tính hay thể kịch liệt:

Heo bị bại huyết nặng , chết nhanh chóng trong vòng 2 đến 3 giờ hoặc 12 đến 24 giờ. Thân nhiệt đột ngột lên cao, mắt đỏ, điên cuồng, lồng lộn sau rúc đầu vào khe tường hoặc hộc máu ra rồi chết. Vì heo chết quá nhanh nên các dấu đỏ ở ngòai da chưa kịp xuất hiện, không thấy triệu chứng lâm sàng.

Khi mổ xác chết mới thấy thận sưng, tụ máu từng đám, thịt nhiều khi còn thắng nên còn gọi là bệnh Đóng Dấu heo trắng.

Ở lợn bột 15 đến 20 kg hoặc lợn nái có thai thường thấy ở thể này.

- Thể cấp hay thể bại liệt:

Vật nuôi ủ rũ, mệt mỏi, chê cám, chui đầu vào ổ rơm để nằm( có thể bị hôn mê). Sốt cao tới 420 - 430C trong 2 -3 ngày. Mình nóng , da khô, đi run rẩy. Đi táo khi sốt , phân màu đen có màng nhầy bọc ở ngòai, nôn mửa. Về sau đi lỏng hay đi lỵ có máu. Kết mạc mắt viêm, mắt đỏ, mí mắt sưng, chảyb nước mắt, viêm niêm mạc mũi, chảy nước mũi.

Sau 2 - 3 ngày trên da xuất hiện những vết đỏ(nhiều hình khác nhau) ở sau tai, lưng, ngực, bụng. Dần dần vết đỏ tập trung thành từng mảng tocó giới hạn rõ rệt, dấu đỏ thành nhiều hình : tròn, vuông, quả trám... lúc đầu màu còn tươi sau sẫm và tím bầm, khi heo chết dấu có` màu xanh tím. Lấy ngón tay ấn vào các dấu trên thì dấu mất đi, nếu nâng tay lên thì dấu đỏ dần dần trở lại (điều đó chứng tỏ chỗ đó có hiện tượng tụ máu, xung huyết ở tĩnh mạch, không xuất huyết). Dạ dày cộm, xung quanh đường viền lấm chấm đỏ. Nếu bị nhiễm khuẩn da có thể bị lóet,chảy nước vàng.

Về sau da bong ra, mụn khô dần, để lại sẹo trắng. Các dấu đỏ có khi ăn sâu vào tận lớp mỡ. Thận sưng to , tụ máu.Nội và ngọai tâm mạc xuất huyết.

Con vật có thể khỏi sau 12 đến 15 ngày(thể thứ cấp). Bệnh tiến triển sau 3 đến 5 ngày, con vật thở khó , yếu dần, nhiệt độ hạ nhanh. Tỉ lệ chết 50% - 60%. Bệnh kéo dài có thể chuyển sang thể mãn tính.

- Thể mãn tính

Vật nuôi ăn kém, gầy còm, thiếu máu, nhiệt độ bình thường hoặc sốt nhẹ. Con vật bị viêm khớp, đi lại khó khăn, có khi bị bại liệt chân. Ở lưng, bụng,vai,đầu,da bị sưng sauy đó lan rộng ra thành từng mảng lớn. Nếu bị nhiễm trùng nung mũ thì mũ chảy ra, da khô dần, bong ra như tờ giấy bìa cuộn lại. Sau 15 -16 ngày lớp da vảy rụng đi, da non mộc lên thành sẹo trắng. Sau 2 đến 3 tháng lông mọc trở lại. Ngòai những triệu chứngnói trên còn thấy cáctriệu chứng khác như đi ỉa chảy kéo dài do viêm dạ dày và ruột mãn tính, thiếu máu, lông rụng , lợi viêm lóet.

Bệnh có thể kéo dài 3 - 4 tháng, nếu chăm sóc tốt có thể khỏi, những heo cũng có thể chết do gầy yếu , kiệt sức.

Phòng tri bệnh

- Phòng bệnh

+ Tiêm Vaccin:  Dùng vaccinđịnh kỳ tiêm phòng cho lợn cũng là biện pháp rất có hiệu quả. Đối với lợn 2 tháng tuổi bắt đầu dùng vaccin Tụ dấu để tiêm phòng (tiêm dưới da 2 –3 ml/con) sau đó 3 tháng tiêm nhắc lại một lần, như vậy sẽ cơ bản phòng được bệnh đóng dấu lợn.

+ Vệ sinh chăm sóc nuôi dưỡng tốt.

+ Sử dụng thức ăn và nước uống hợp vệ sinh.

+ Mật độ nuôi thích hợp.

- Điều trị

+ Kháng huyết thanh đóng dấu.

+ Dùng một số kháng sinh đặc hiệu là Pencilin, Ampicilin, Kanami xin, Ampi kana .... Trong khi dùng kháng sinh chú ý kết hợp với các loại thuốc bổ trợ như Vitamin B1, Vitamin C, Bcomlex, Caphein ...để nâng cao hiệu quả điều trị.


Related news

phong-benh-duong-ho-hap-o-lon Phòng Bệnh Đường Hô Hấp… phoi-giong-lon-nai-hieu-qua Phối Giống Lợn Nái Hiệu…