Nuôi lợn (Heo) Phòng và trị bệnh salmonella ở heo

Phòng và trị bệnh salmonella ở heo

Author NCN, publish date Saturday. December 12th, 2015

Bệnh do vi khuẩn Salmonella E.coli gây ra là nỗi lo lắng  cho người chăn nuôi heo bởi những thiệt hại nặng do nó gây ra, với sự lây lan nhanh chóng và tỉ lệ chết rất cao. Vi khuẩn này có mặt thường xuyên trong đường ruột heo với một số lượng rất nhỏ. Đến khi  xuất hiện các yếu tố bất lợi với sức đề kháng cơ thể heo như thời điểm cai sữa,  các yếu tố stress tạo điều kiện cho bệnh bùng phát sau khi cai sữa heo con có thể do vận chuyển mua bán heo con; sắp xếp lại đàn; thay đổi thức ăn đột ngột; heo con bị lạnh. Đặc biệt trong giai đoạn bắt đầu chuyển mùa như hiện nay với những đợt mưa nắng bất thường và đột ngột… sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quần thể E.coli gây bệnh sẽ phát triển nhanh đủ dẫn đến phát sinh bệnh này.

Bệnh do E.coli gây cho heo gồm có 3 thể:  tiêu chảy, phù thủng và nhiễm trùng máu. Với những triệu chứng tiêu chảy, phù đầu và có triệu chứng thần kinh co giật ở thể nhiễm trùng máu. Có thể xuất hiện 1 triệu chứng hoặc cùng lúc kết hợp 2 hoặc cả 3 triệu chứng.

Dịch tễ học: Bệnh E. Coli thường xảy ra sau khi cai sữa 1 - 2 tuần và tuổi heo con mắc bệnh nằm trong khoảng 4 - 12 tuần. Đôi khi bệnh xuất hiện rất sớm, có khi 4 ngày tuổi hoặc rất muộn ở heo con. Biện pháp cai sữa sớm heo con cũng là yếu tố có thể làm gia tăng sự xuất hiện bệnh.

Bệnh thường xuất hiện ở những heo con phát triển nhanh, khoẻ mạnh và thông thường những lợn con tốt nhất trong đàn mắc bệnh đầu tiên. Diễn biến của bệnh trong vòng 4 - 14 ngày. Tỷ lệ mắc bệnh trung bình khoảng 15% đàn heo con và 30 - 40% số ổ heo, tỷ lệ chết nằm trong khoảng 50 - 90%. Sức đề kháng đối với các bệnh khác nhau phụ thuộc vào đặc tính di truyền của heo.

Đường truyền lây: qua đường tiêu hóa do heo con liếm láp các chất dơ bẩn, phân heo mẹ, thức ăn rơi vãi, hoặc bú sữa ở vú viêm.

Triệu chứng và bệnh tích: thường xảy ra một cách đột ngột với các triệu chứng ban đầu là bỏ ăn và rất khát nước, sau đó xuất hiện các triệu chứng: Đối với thể nhiễm trùng máu, dấu hiệu thần kinh đặc trưng của bệnh là lúc đầu không phối hợp được hoạt động, run rẩy, nằm đạp chân kiểu bơi chèo hoặc chạy quanh, liệt hoặc nằm úp trên 4 chân. Đa số heo con sẽ chết trong vòng 24 giờ sau khi xuất hiện các triệu chứng thần kinh; Nếu kết hợp với thể phù khi kiểm tra kỹ, thấy phù ở mí mắt và xung huyết kết mạc mắt. Hiện tượng phù tổ chức liên kết lan rộng khắp mặt và có thể dẫn đến triệu chứng điển hình phù đầu.

Ngoài ra còn thấy heo khó thở, táo bón hoặc tiêu chảy trước khi xuất hiện triệu chứng thần kinh. Đa số không thấy thân nhiệt tăng cao;

Triệu chứng tiêu chảy: tiêu chảy trên heo con sơ sinh từ 0 - 4 ngày tuổi với các đặc điểm: Phân màu vàng kem, hoặc hơi xanh, với nhiều nước, trong thời gian tiêu chảy heo con vẫn bú, tuy nhiên suy nhược rất nhanh, gầy còm, nằm chồng chất lên nhau. Sau 2 - 3 ngày tiêu chảy, một số con chết, số còn lại nếu điều trị tốt sẽ khỏi bệnh.

- Tiêu chảy giai đoạn từ 5 ngày đến 3 - 4 tuần: Nguyên nhân phần lớn là do không tiêu thức ăn, thiếu chất sắt hoặc do các yếu tố chăm sóc kém tạo điều kiện cho vi trùng phát triển nhanh. Phân có màu trắng hoặc xám trắng, heo con gầy ốm, lông dựng lên, có thể có sốt hoặc không.

- Tiêu chảy sau cai sữa: Thường do cho ăn quá nhiều, heo con không tiêu hóa hết thức ăn, thức ăn còn thừa trong ruột tạo điều kiện cho vi trùng Salmonella E.coli phát triển và gây bệnh.

Phòng bệnh: việc chăm sóc, nuôi dưỡng và việc vệ sinh sát trùng chuồng trại kỹ lưỡng là yếu tố rất quan trọng để hạn chế tỷ lệ bệnh này. Để phòng ngừa cần chú ý những điểm sau: Chuồng trại phải luôn khô ráo, sạch sẽ. Chuồng đẻ và ô úm heo con phải được tiêu độc và sát trùng trước khi đưa heo nái vào đẻ ít nhất 2 ngày; Heo con sinh ra phải được bú ngay sữa đầu để hấp thụ dưỡng chất và kháng thể; Giữ heo con đủ ấm ngay sau khi sinh, nhất là vào mùa mưa.

Cần thường xuyên theo dõi nhiệt độ trong chuồng và nguồn nhiệt sưởi ấm; Cho heo con tập ăn sớm (7 - 10 ngày) sau khi sinh để giúp ruột non sớm tạo ra những enzyme có lợi cho quá trình tiêu hoá sau này, hạn chế đáng kể tỷ lệ tiêu chảy ở những ngày sau khi cai sữa; Đối với heo cai sữa (tách mẹ) những ngày đầu nên giảm lượng thức ăn còn khoảng 200 gam/con/ngày; sau một tuần tăng dần lượng thức ăn cho phù hợp;  Vào 40 - 45 ngày tuổi là thời điểm heo dễ bị nhiệm bệnh nhất. Vì vậy giai đoạn này cần chú ý giảm lượng thức ăn; Sát trùng chuồng trại thường xuyên và định kỳ, hạn chế mầm bệnh lây lan. Vệ sinh chuồng trại tốt để giảm bớt số lượng E.coli gây bệnh ở môi trường.

Khi tiêu chảy, 1 ml phân thải ra môi trường có chứa hàng tỷ vi khuẩn E.Coli, vì thế việc sử dụng các hoá chất sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi là rất cần thiết, có thể 3 ngày phải sát trùng chuồng trại một lần; Tập cho heo ăn sớm để quen dần và nâng cao khả năng tiêu hóa thức ăn. Hạn chế mức ăn về năng lượng và prôtêin.  Cho ăn thêm premix kháng sinh để ngăn chặn E.coli gây bệnh phát triển ở ruột non. Hạn chế các tác nhân bất lợi của môi trường. Hiện nay đang nghiên cứu chọn lọc các dòng nái có sức đề kháng cao với E.coli; Tiêm phòng vaccin E.coli cho heo nái 2 lần vào lúc 4 tuần và 2 tuần trước khi sanh, kháng thể thụ động truyền qua sữa sẽ bảo hộ heo con phòng bệnh trong thời gian bú mẹ.

Trị bệnh: nguyên tắc điều trị: dùng kháng sinh chống E.coli và các vi khuẩn kế phát. Giảm lượng thức ăn tinh.

Vi khuẩn E.Coli rất nhanh chóng kháng với các loại thuốc kháng sinh, vì thế khi sử dụng kháng sinh nên trộn với thức ăn và phải cân nhắc, nếu không sẽ không đạt hiệu quả tốt. Nếu sử dụng liều cao kéo dài sẽ dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, heo sẽ tiêu chảy nặng hơn.

Đối với heo tiêu chảy phải nhanh chóng cung cấp cho cơ thể heo đủ nước, chất điện giải và kết hợp sưởi ấm cho heo con. Đối với heo còn bú, vẫn cho bú mẹ bình thường.

Khi heo bớt tiêu chảy và hồng hào trở lại, tiếp tục tiêm bồi dưỡng các loại vitamin và kháng sinh để phòng ngừa phụ nhiễm và tăng sức đề kháng cho heo.

Vì tính chất lây lan nhanh và tỉ lệ tử vong cao của bệnh. Khuyến cáo không nên điều trị đối với những cá thể có những triệu chứng điển hình và nặng. Cần nhanh chóng loại thải chúng khỏi đàn nhằm hạn chế mầm bệnh lưu trú trong khu vực.


Related news

tieu-chí-chon-lọn-duc-giong-tot Tiêu chí chọn lợn đực… hien-tuong-heo-can-duoi-nhau Hiện tượng heo cắn đuôi…