Tin thủy sản Phụ gia thức ăn - Giảm tác động của hội chứng phân trắng

Phụ gia thức ăn - Giảm tác động của hội chứng phân trắng

Author Vũ Đức - Theo GAA, publish date Thursday. December 30th, 2021

Các thử nghiệm tại một trang trại ở Lampung, Indonesia trên quy mô lớn gồm nhiều ao nuôi tôm đã chứng minh, phụ gia thức ăn chức năng có tác dụng ngăn chặn và giảm mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh đốm trắng. 

Có hai chiến lược để ứng phó với dịch bệnh phân trắng (WFS). Đầu tiên là các giải pháp quản lý ao nuôi để duy trì chất lượng nước và chất lắng cặn trong ao, từ đó giảm sự xuất hiện của EHP và Vibrio; thứ hai là sử dụng chất dinh dưỡng để nâng cao mức độ ổn định của hệ vi khuẩn ngay trong hệ tiêu hóa của tôm. Do tôm có nhiều nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp bởi sự trao đổi giữa hệ vi khuẩn với môi trường ao và hệ thống tiêu hóa, nên dinh dưỡng chức năng là chìa khóa quan trọng góp phần chống lại sự phát triển của mầm bệnh cơ hội do sự mất cân bằng của các yếu tố stress môi trường.

Sanacore GM (Adisseo) là một phụ gia thức ăn chức năng có thành phần gồm hỗn hợp chiết xuất thảo dược với hoạt tính kháng khuẩn phổ rộng, kháng ký sinh trùng và đặc tính điều chỉnh miễn dịch. Sản phẩm này có thể được kết hợp vào thức ăn suốt giai đoạn sản xuất thức ăn tại nhà máy hoặc phủ lên thức ăn hoàn chỉnh tại trang trại. Cả hai cách đều phát huy tác dụng kháng khuẩn đã được chứng minh là thúc đẩy sự đa dạng và ổn định của hệ vi khuẩn đường ruột của cá biển (Robles và cộng sự 2017).

Hiệu lực của Sanacore GM là giảm tác động của WFS trong các điều kiện thực tế (Nuez Ortin và Isern Subich, 2019). Dưới đây là các bằng chứng mới cho thấy hiệu lực của phụ gia này trong các chiến lược ứng dụng khác nhau tại một trang trại ở Indonesia từng bị bùng phát WFS.

Xây dựng thí nghiệm

Thử nghiệm được tiến hành tại một trang trại thuộc tỉnh Bratasena Lampung, Indonesia với 110 ao nuôi. Các ao nuôi này được chia thành 11 khu vực, mỗi khu vực gồm 10 ao. Một khối rộng 1 ha. Dữ liệu lịch sử trang trại về 2 khu vực và 4 vụ nuôi vừa qua cho thấy, tải lượng virus trong nước trên 102 CFU/ml và kết quả EHP PCR dương tính. Sử dụng 2 khu vực (20 ao) để đánh giá hiệu quả của Sanacore GM trong các chiến lược ngăn chặn và giảm tác hại của WFS.

Dữ liệu lịch sử của trại nuôi chỉ được sử dụng cho mục đích so sánh và không bao gồm phân thích thống kê. Sử dụng thử nghiệm độc lập để đánh giá sự khác nhau về hiệu quả của hai chiến lược sử dụng Sanacore GM tại 20 ao, chia đôi thành 10 ao cho mỗi mục đích sử dụng phụ gia. Theo dõi các thông số về hiệu suất gồm giá trị trung bình của mỗi khu vực và 4 vụ nuôi làm dữ liệu lịch sử trang trại (nơi không sử dụng phụ gia) và hai khu vực giống nhau với một vụ nuôi/khu vực cho hai chiến lược sử dụng phụ gia. Mỗi vụ nuôi kéo dài khoảng 110 ngày.

Kết quả và thảo luận

Bổ sung Sanocore theo mục đích giảm hoặc kết hợp ngăn chặn và giảm dịch bệnh đều cho kết quả chung là cải thiện tốc độ tăng trưởng riêng (ADG) và tỷ lệ sống hơn hẳn vụ nuôi trước. ADG mục tiêu cho trại nuôi hiện tại là 0,3 g, trong khi ở các vụ nuôi trước có ghi nhận tình trạng bùng phát dịch phân trắng là 0,21 g. Nếu chỉ sử dụng Sanacore theo chiến lược giảm tác động của dịch bệnh (CL1) thì ADG tăng lên 0,25 g nhưng nếu kết hợp cả hai chiến lược giảm tác động cùng việc ngăn chặn (CL2) thì ADG đạt 0,33 g. Tỷ lệ sống của tôm trong các CL1 và CL2 được cải thiện lần lượt 58% và 169% khi so sánh với vụ nuôi trước (Hình 1A).

Sử dụng liều ngăn chặn dịch bệnh từ ngày nuôi thứ 7 đến lúc thu hoạch thì tỷ lệ sống sẽ tăng thêm 48% so với nhóm chỉ sử dụng chiến lược làm giảm tác động của dịch bệnh. Khi ADG và tỷ lệ sống được cải thiện thì năng suất thu hoạch của mỗi ao đều tăng lên (Hình 1B).

Chiến lược CL1 đã cải thiện năng suất ao 15% so với vụ nuôi trước, nhưng CL2 kết hợp ngăn chặn và điều trị sẽ làm năng suất ao tăng thêm 50%. Sanacore GM cũng tác động tích cực đến tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) (Hình 1C). CL1 cải thiện FCR 5%, trong khi chiến lược CL2 cải thiện thêm 24%. Gan tụy của tôm nhiễm bệnh thường nhợt nhạt vào ngày nuôi 30 – 40. Tuy nhiên, sử dụng Sanacore theo chiến lược CL1 hay CL2 đều giúp ngăn chặn thêm các triệu chứng như sợi phân trắng nổi lên mặt nước.

Những kết quả này hoàn toàn trùng khớp với nhiều nghiên cứu trước đây và cho thấy, sự kết hợp cả hai ứng dụng ngăn chặn và giảm tác động của dịch bệnh cùng lúc là hướng tiếp cận dinh dưỡng hiệu quả hơn để duy trì hoặc nâng cao tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống của tôm trước WFS. Trước tiên, Sanacore phát huy hiệu lực chống lại sự phát triển của mầm bệnh. Sau đó là hoạt tính ức chế Vibrio spp và EHP được phân lập từ những con tôm nhiễm WFS và cuối cùng là phát huy đặc tính kháng khuẩn, kháng ký sinh trùng.

Tỷ lệ thu hồi vốn (ROI) được tính toán dựa vào chi phí con giống, thức ăn, phụ gia, cải thiện sinh khối và giá bán tôm. Sanacore GM làm tăng chi phí thức ăn theo mỗi ha diện tích so với dữ liệu lịch sử của trại nuôi, nhưng sự đầu tư này được đền đáp xứng đáng bằng sinh khối tôm tăng và lợi nhuận kinh tế được cải thiện. Tính toán ROI đã cho thấy, mỗi USD đầu tư vào phụ gia sẽ góp phần tăng thêm lợi nhuận thu được lần lượt là 18 USD và 40 USD trong các chiến lược CL1 và CL2.

Sanacore GM cũng cung cấp các hoạt tính kháng ôxy hóa và kích thích miễn dịch nhằm hỗ trợ vật nuôi chống lại stress liên quan đến thay đổi chất lượng nước và cải thiện đáng kể khả năng chống chịu của tôm trước dịch bệnh. 


Related news

phuc-trang-chat-luong-rong-sun-bang-giong-nuoi-cay-mo Phục tráng chất lượng rong… thanh-cong-mo-hinh-san-xuat-giong-va-nuoi-sa-sung-thuong-pham Thành công mô hình sản…