Tin nông nghiệp Phương pháp ươm trồng cây rau khoai lang

Phương pháp ươm trồng cây rau khoai lang

Author Vy Vy (tổng hợp), publish date Thursday. November 23rd, 2017

Trước tình trạng rau quả “nhập nhằng” về an toàn thực phẩm trên thị trường hiện nay, nhiều bà nội trợ mong muốn tự trồng cho gia đình mình thực phẩm sạch. Dưới đây là 1 số kỹ thuật trồng cây rau khoai lang cơ bản.

Kỹ thuật trồng cây rau khoai lang không khó

Có kỹ thuật trồng cây đơn giản, khoai lang là cây rau lương thực đứng hàng thứ bảy trên thế giới sau lúa mì, lúa nước, ngô, khoai tây, lúa mạch, sắn. Năm 2004, toàn thế giới đã trồng 9,01 triệu ha khoai lang, đạt sản lượng 127,53 triệu tấn, trong đó, sản lượng khoai lang của Việt Nam là 1,65 triệu tấn.

Khoai lang có khối lượng đường bột (cacbonhydrat), vitamin A và năng lượng cao hơn so với lúa mì, lúa nước, sắn. Loài thực vật này được sử dụng củ và lá để làm thức ăn gia súc, chế biến bột, rượu cồn, bánh kẹo và gần đây đang được nghiên cứu để làm màng phủ sinh học ( bioplastic).

Quy trình kĩ thuật trồng cây khoai lang

Đất trồng: cây phát triển thích hợp ở nhiều loại đất, đặc biệt là vùng đất đỏ và đất xám. Người trồng cần lên luống, làm rãnh thoát nước, làm đất tơi xốp, đất phải đảm bảo ít phèn mặn, pH> 6. Đất trồng phải được dọn sạch cỏ, cày một lần, bừa một lượt trước khi lên luống.

Thời vụ: Bà con nông dân có thể trồng 4 vụ/năm, thời gian xuống giống tùy theo nông lịch ở từng địa phương. Hai vụ mùa mưa gồm vụ khoai lang hè thu ( trồng tháng 5 thu hoạch đầu tháng 8) luân canh với ngô/lạc/đậu nành/đậu xanh/dưa hấu thu đông; vụ khoai lang thu đông (trồng đầu tháng 8 thu hoạch cuối tháng 10) luân canh với ngô/lạc/đậu nành/đậu xanh của vụ hè thu.

Bà con có thể áp dụng kỹ thuật trồng cây để trồng rau khoai trên diện tích lớn

Hai vụ mùa khô gồm vụ đông xuân (trồng tháng 11 thu hoạch tháng 2) luân canh với lúa mùa; vụ khoai lang xuân hè ( trồng tháng 1 thu hoạch tháng 4 ) luân canh với lạc/rau/ngô/khoai lang đông xuân. Khoai lang trồng mùa khô cần phải được tưới nước đầy đủ.

Ngoài ra, người trồng phải lên luống rộng 1-2m, cao 30-35 cm, độn rơm rạ, cây phân xanh, phân chuồng giữa luống để đất tơi xốp, giúpkhoai lớn củ nhanh. Mỗi mét luống chiều dài, người dân nên trồng 5 hom với khoảng cách trồng 18-22cm, tương ứng với mật độ trồng khoảng 40000-42000 hom. Cách trồng đơn giản là đặt hom cây thẳng dọc luống và lấp đất sâu 5-6cm.

Hỗn hợp phân bón dùng cho mỗi héc ta bao gồm 5-10 tấn phân chuồng +150 kg ure+200 kg supe lân+150 kg KCl. Trong quá trình phát triển, cây cần được làm cỏ, xáo xới đất xung quanh, điều tiết lượng phân bón cho phù hợp, nhấc dây để hạn chế rễ phụ cây khoai lang, tạo điều kiện tập trung dinh dưỡng về củ. Nếu người trồng muốn thu hoạch lá thì nên để ngọn cây tự do phát triển, càng cấu, ngọn khoai càng mọc khỏe hơn.

Phòng trừ sâu bệnh

Loài thực vật này có nhiều chất dinh dưỡng

Người dân có thể phòng trừ sùng khoai lang (cylas formicarius) bằng bẫy sinh học pheromone, tuyến trùng bằng thuốc ISK bột gói 3 kg của Nhật, lượng sử dụng 30 kg/ha xử lí ngay lúc trồng. 1 cách khác đó là bà con nên sử dụng dây giống khoai lang đã được phục tráng, sạch virus, được thực hiện 3 năm một lần bằng cách ươm củ giống tuyển chọn, nhổ bỏ những dây lang bị virus xoăn lá để tránh lây lan. Thêm vào đó, việc thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phòng trừ kịp thời sâu bệnh gây hại là khá cần thiết.

Tuỳ theo nhu cầu thị trường mà người dân có thể phân loại củ để chế biến và tiêu thụ phù hợp. Củ lớn và củ vừa được dùng để bán tươi và chế biến thực phẩm, củ nhỏ và dây lá dùng cho chăn nuôi, lá của một số giống khoai lang chọn lọc hiện được ưa chuộng để làm rau xanh và làm nước sinh tố.

Tác dụng của rau khoai lang

Trong ngọn rau lang có chất gần giống insulin, tác dụng làm giảm đường huyết, do đó trong bữa ăn của người bị tiểu đường nên có món rau này. Canh rau lang, ngọn rau lang luộc… đều có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt. Đặc biệt, khi cơ thể đang bị nhiệt (nóng), nên dùng rau lang trong bữa ăn, vì rau lang có tính thanh nhiệt, làm mát.

Rau khoai lang có nhiều công dụng mà nhiều người chưa biết tới

Rau lang tươi luộc chín có tác dụng nhuận tràng. Rau lang có vị ngọt, mát, nhờ chứa nhiều chất xơ nên giúp nhuận tràng rất tốt. Ngoài ra, chỉ cần ăn khoai và rau lang luộc hoặc ăn chế độ 1/2 gạo, 1/2 khoai riêng rẽ, hoặc độn với nhau nấu cơm, cháo, bánh... chị em phụ nữ có thể giảm cân hiệu quả.

Trong rau lang chứa nhiều vitamin B6, có tác dụng giảm buồn nôn đối với phụ nữ mang thai trong thời kỳ đầu (thường bị ốm ghén), hoặc hay nôn ọe, ăn uống không ngon hoặc chán ăn. Với những bà mẹ đang cho con bú mà ít sữa, muốn có nhiều sữa hơn, nên dùng rau lang xào với thịt heo ăn sẽ có tác dụng rất hiệu quả. Rau lang có nhiều chất xơ, tính mát, có lợi cho hệ tiêu hóa, là loại thực phẩm rất tốt để trị bệnh táo bón.


Related news

tang-nang-suat-nong-nghiep-nho-he-thong-tuoi-nuoc-nho-giot Tăng năng suất nông nghiệp… nhung-dich-benh-hai-can-chu-y-trong-tuan-tu-21-27-11 Những dịch bệnh hại cần…