Tin thủy sản Probiotics mới giúp cá tăng cường hệ miễn dịch

Probiotics mới giúp cá tăng cường hệ miễn dịch

Author Trị Thủy (Lược dịch), publish date Thursday. March 26th, 2020

Một nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Trung Quốc đã cho thấy hàm lượng tối ưu của một probiotics mới giúp tăng cường khả năng miễn dịch, khả năng kháng bệnh và tăng trưởng của cá.

Lactobacillus bulgaricus

Hiện nay, các sản phẩm probiotics giúp hỗ trợ hệ hóa của động vật thủy sản đang được nghiên cứu sâu rộng trong và ngoài nước. Tại Việt Nam, rất nhiều dòng vi khuẩn có lợi có khả năng tăng cường hoạt động đường ruột của cá tôm đã được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên do tình trạng dịch bệnh cùng với sự biến đổi phức tạp của môi trường đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết, trong đó việc tìm ra nhiều hơn nữa các chủng vi khuẩn có lợi là một nhiệm vụ cần thiết.

Để đánh giá tác động của Lactobacillus delbrueckii (L. delbrueckii) đối với tăng tưởng và khả năng kháng bệnh của cá chép (Cyprinus carpio) khi thử thách với mầm bệnh Aeromonas hydrophila, các nhà khoa học thuộc Đại học Hà Nam – Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu này.

Probiotics từ Lactobacillus delbrueckii

Lactobacillus delbrueckii (cho đến năm 2014 được gọi là Lactobacillus bulgaricus) là vi khuẩn chính được sử dụng để sản xuất sữa chua. Nó cũng được tìm thấy trong các sản phẩm lên men tự nhiên khác. Là trực khuẩn gram dương, không di chuyển và không hình thành bào tử. Chúng được cho vào nhóm là acid hoặc acidophilic, vì chúng đòi hỏi môi trường pH thấp (khoảng 4,6 – 5,4) để phát triển tốt. Các vi khuẩn có yêu cầu dinh dưỡng phức tạp.

Nghiên cứu trước đây của Picchietti và cộng sự (2012) cho thấy bổ sung probiotic từ Lactobacillus bulgaricus vào thức ăn của ấu trùng cá biển giúp kích thích hệ miễn dịch và giảm sự phiên mã của các gen gây viêm.

Hệ thống phân loại của vi khuẩn Lactobacillus delbrueckii

Nghiên cứu khả năng miễn dịch của cá khi bổ sung Lactobacillus delbrueckii

Đối tượng nghiên cứu là loài cá chép.

450 cá thể cá chép (trọng lượng trung bình 1.05 ± 0.03 g) được phân phối ngẫu nhiên thành 5 nhóm ăn khẩu phần thức ăn có các mức độ khác nhau của L. delbrueckii (0; 1 x 105; 1 x 106; 1 x 107 và 1 x 108 CFU/g) tương ứng với 5 nghiệm thức trong 8 tuần.

Các kết quả cho thấy các thông số miễn dịch đường ruột được cải thiện rõ rệt và tỷ lệ sống sót của cá chép cũng tăng lên khi cá được cho ăn với khẩu phần thức ăn có bổ sung bằng 1 x 106 và 1 x 107 CFU/g probiotics từ L. delbrueckii.

Thêm vào đó, các mRNA ở nhóm ăn bổ sung 1 × 107 CFU/g L. delbrueckii được điều chỉnh giảm xuống TNF-α, IL-8, IL-1β và cả NF-κBp65 trong khi đó mRNA IL-10 và TGF-β của ruột tăng lên, giúp cho hoạt động tiêu hóa của cá tốt hơn.

Tỷ lệ sống sót cao hơn nhiều (68,33%) ở cá nuôi có bổ sung  1 × 106 CFU/g L. delbrueckii so với nhóm đối chứng không được bổ sung (40%) sau khi thử nghiệm nhiễm bệnh nhân tạo với vi khuẩn Aeromonas hydrophila. 

Cá có bổ sung 1 x 106 CFU/g L. delbrueckii đã tăng cường hoạt động của enzyme chống oxy hóa như superoxide dismutase (SOD), catalase (CAT), peroxidase glutathione (GPX) và khả năng chống oxy hoá tổng thể (T-AOC) cao hơn đáng kể.

Ngoài ra, hiệu quả tăng trưởng được cải thiện rõ rệt trong nhóm cá nuôi bằng khẩu phần có bổ sung 1 × 106 và 1 x 107 CFU/g L. delbrueckii (P <0,05).

Các kết quả này cho thấy khi bổ sung 1 × 106 và 1 x 107 CFU/g L. delbrueckii đã tăng cường khả năng miễn dịch, khả năng chống lại bệnh do A. hydrophila cũng như khả năng chống oxy hoá và hiệu suất sinh trưởng của cá chép Cyprinus carpio. Qua đó cho thấy ngoài những probiotics cho cá đã được sử dụng rộng rãi như: Lactobacillus rhamnosus,  L. acidophilus, L. licheniformis thì đây có thể là một loại probiotics mới đầy tiềm năng ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản thế giới và Việt Nam.


Related news

huong-di-moi-kich-thich-mien-dich-cho-tom Hướng đi mới kích thích… collagen-trong-vay-ca-co-the-chua-lanh-vet-thuong Collagen trong vảy cá có…