Tôm thẻ chân trắng Quản lý chất lượng nước trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng

Quản lý chất lượng nước trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng

Author Skretting Vietnam, publish date Thursday. October 24th, 2019

Nước có vai trò rất quan trọng trong nuôi tôm. Kinh nghiệm thực tiễn đã khẳng định là người nuôi tôm sẽ thành công nếu thực hành được nguyên tắc “nuôi tôm là nuôi nước”. Chính vì vậy, quản lý chất lượng nước trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng là khâu rất quan trọng.

Ảnh: Trần Đại Quang - Skretting Vietnam

Một vài lưu ý trong việc quản lý chất lượng nước trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng như sau:

- Chạy quạt thường xuyên để duy trì hàm lượng ôxy hòa tan cao trong ao nuôi. Ngay từ khi cải tạo ao, luôn luôn có ít nhất một giàn quạt vận hành tại bất cứ thời điểm nào. Ví dụ: với một ao nuôi chuẩn (3.000 - 3.500 m2) có 4 giàn quạt thì luân phiên vận hành liên tục 1 giàn quạt trong tháng nuôi thứ nhất, 2 giàn trong tháng nuôi thứ 2 và cả 4 giàn từ tháng nuôi thứ 3 trở đi. Các thời điểm cần vận hành 100% công suất của hệ thống quạt nước là từ 14 - 16h chiều và từ 21h đêm đến 4h sáng hôm sau.

- Sử dụng chế phẩm vi sinh nuôi tăng sinh tại trại liên tục trong thời gian nuôi để giữ cho chất lượng nước được tốt (NH3 và NO2- thấp, pH ổn định). Biện pháp kỹ thuật này giúp giảm chi phí sử dụng vi sinh và đã đem lại hiệu quả tốt cho nhiều cơ sở nuôi tôm. Thành phần vi sinh sử dụng có thể tùy theo mục đích và tình hình cụ thể của ao nuôi. Nên tìm hiểu chức năng, công dụng của từng loại để ứng dụng hợp lý. Để ổn định pH và chất lượng nước có thể tham khảo cách làm theo phương pháp dưới đây.

- Sử dụng vôi, khoáng hiệu quả để ổn định pH và độ kiềm của nước ao.

+ Trong tháng nuôi đầu tiên 2 ngày/lần tạt dolomite với liều 15 - 20 kg/1.000 m3 và canxi với liều 5 - 10 kg/1.000 m3 xuống ao vào khoảng 9 - 10h sáng.

+ Từ tháng thứ 2 trở đi, định kỳ 3 - 5 ngày, tạt dolomite và super canxi sau 20h tối với liều gấp đôi so với tháng nuôi đầu tiên.

+ Hàng ngày kiểm tra độ pH và độ kiềm của ao nuôi vào lúc 10h sáng. Nếu pH nằm trong khoảng 7,4 - 8,2 thì không cần xử lý gì. Trong trường hợp pH cao hơn 8,2 thì bón thêm mật đường 2 - 4 kg/1.000 m3 và chạy quạt. Nếu pH thấp thì bón thêm vôi nóng (CaO) để nâng pH lên nhanh.

+ Khi cần nâng độ kiềm, có thể dùng supper canxi vào buổi tối với liều 25 - 40 kg/1.000 m3 liên tục trong 3 ngày. Nếu cần nâng độ kiềm ngay trong ngày thì dùng bicacbonat với liều lượng 8 - 10 kg/1.000 m3.

- Kiểm soát chất thải và xử lý NH3: Sử dụng Yucca 20 - 25 ngày/lần từ lúc thả đến tôm được 45 - 50 ngày tuổi; và 7 - 15 ngày/lần đối với tôm nuôi lớn hơn 50 ngày tuổi. Mức độ sử dụng Yucca tùy thuộc vào chất lượng nước trong ao, nếu chất lượng nước ao kém thì nên sử dụng Yucca với lượng 1 lần/tuần với tôm nuôi lớn hơn 45 ngày tuổi.

- Diệt khuẩn khi cần thiết: Nếu ao nuôi có dấu hiệu bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh hoặc được cán bộ kỹ thuật xác nhận là bị nhiễm khuẩn thì có thể sử dụng BKC liều 0,3 ppm hoặc iodine liều 1,5 - 2,5 lần so với hướng dẫn trên bao bì của sản phẩm. Lưu ý, sử dụng iodine vào buổi tối và chỉ tạt vi sinh 2 ngày sau khi diệt khuẩn

- Xử lý kỹ nguồn nước cấp nếu cần thay hoặc cấp bù. Khi cần gấp, có thể dùng BKC80 liều 0,5 ppm.


Related news

yeu-to-anh-huong-tom-lot-xac Yếu tố ảnh hưởng tôm… nuoi-vo-thanh-thuc-tom-the-chan-trang-bo-me Nuôi vỗ thành thục tôm…