Trồng lúa Quản lý cỏ dại đầu vụ lúa hè thu

Quản lý cỏ dại đầu vụ lúa hè thu

Author Hoàng Vũ – Thanh Tuyền, publish date Friday. April 9th, 2021

Việc quản lý cỏ dại ở đầu vụ lúa hè thu càng sớm càng tốt sẽ giúp quá trình sinh trưởng của cây lúa luôn khỏe và phát triển nhanh.

Ở giai đoạn đầu gieo sạ, nông dân lo âu nhất là đối tượng cỏ dại. Nếu bà con quản lý cỏ dại ở thời điểm càng sớm sẽ giúp quá trình sinh trưởng của cây lúa càng được đảm bảo tốt. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện tại, nhiều vùng ở ĐBSCL đã thu hoạch xong vụ đông xuân và bắt đầu bước vào hè thu với niềm phấn khởi sau một vụ mùa thắng lợi trúng mùa trúng giá. Tuy với tâm thế khởi đầu nhưng bà con cũng không nên chủ quan vì sự thất thường của thời tiết và dịch hại vẫn luôn hiện hữu.

Ở thời điểm này vùng ĐBSCL đang có khoảng 150.000 ha lúa hè thu trong thời kỳ mạ - đẻ nhánh, mở đầu cho một hành trình đầy hy vọng. Ở giai đoạn đầu gieo sạ, nông dân lo âu nhất là đối tượng cỏ dại. Bởi lẽ dù muốn dù không, dù có nỗ lực rất nhiều trong công cuộc diệt trừ cỏ ở vụ trước thì vụ mới cỏ dại vẫn luôn là hiểm họa, do sức sống của chúng rất mãnh liệt, kèm theo đó là thời gian tồn tại rất lâu trong đất. Nếu bà con quản lý cỏ dại ở thời điểm càng sớm thì quá trình sinh trưởng của cây lúa sẽ được đảm bảo càng nhiều, áp lực về cỏ dại cũng sẽ được gia giảm ở giai đoạn sau.

Cỏ dại sinh sôi sẽ làm cây kém phát triển, giảm năng suất và chất lượng. Cỏ dại còn là ký chủ phụ của nhiều loại dịch hại mà lại có sức sinh trưởng mạnh, sức sống dài hơn so với lúa. Đồng thời miên trạng (thời gian ngủ nghỉ) có thể thay đổi và lưu tồn lâu trong đất, giữ được sức nảy mầm trong thời gian tương đối dài, tạo nên một nguồn hạt cỏ liên tục trong mọi mùa vụ, gây khó khăn và tốn kém cho công tác phòng trừ. 

Thông thường để đạt hiệu quả tối ưu thì loại thuốc này được khuyến cáo phun ở thời điểm trước sạ (ngay sau khi làm đất xong), giữ nước từ 12 – 24h, sau đó tháo nước ra rồi mới gieo sạ hoặc sử dụng ở thời điểm 0 – 3 ngày sau sạ (NSS), phun càng sớm sẽ cho hiệu quả càng cao.

Để quản lý cỏ dại hiệu quả thì trước hết cần dọn sạch tàn dư thực vật ở vụ trước và chọn giống sạch bệnh, sạch cỏ. Tiếp đến là làm đất kỹ để vùi sâu hạt cỏ, hạn chế sự nảy mầm của hạt cỏ. Nên san bằng mặt ruộng, đồng thời phải đánh rãnh thoát nước tốt để chủ động được lượng nước. Khi ruộng bằng phẳng và đủ ẩm sẽ góp phần rất lớn trong công tác trừ cỏ. Sau cùng là chọn thuốc diệt cỏ từ đơn vị uy tín và sử dụng theo 4 đúng. Có 2 thời điểm cần hết sức lưu ý trong khâu tác động thuốc là tiền nảy mầm và hậu nảy mầm.

Cỏ tiền mầm là cỏ chưa mọc thành cây, chỉ mới nhú mầm ra khỏi hạt, ngay lúc này nếu tác động thuốc một cách hợp lý thì bà con sẽ an tâm hơn. Bởi vì vốn là loài có tính chống chịu rất tốt và sinh trưởng mạnh nên việc phòng trừ cỏ diễn ra càng sớm hiệu quả càng đạt. 

Thuốc phun giai đoạn hậu nảy mầm thì sẽ có tác động diệt cỏ sau khi cỏ đã mọc và có lá. Lưu ý khi dùng thuốc cỏ hậu nảy mầm này là bà con không được phun quá sớm hoặc quá trễ. Bởi vì nếu phun quá sớm thì rất dễ gây nên tác động tiêu cực đến cây lúa và lúc đó cỏ trên ruộng cũng chưa mọc hết, về sau bà con lại tốn kém để phun bổ sung. Còn nếu phun quá trễ thì sẽ không thể tiêu diệt triệt để nếu giữ nguyên liều lượng do lúc này sức đề kháng của cỏ đã mạnh, muốn đạt hiệu quả thì lại phải tăng liều, gây nên các tốn kém không cần thiết. Hợp lý nhất đối với loại thuốc hậu nảy mầm này là bà con nên phun khi cỏ 2 – 3 lá, thời điểm này sẽ mang lại hiệu quả tối ưu và tiết kiệm chi phí nhất.

Nông dân có thể sử dụng Windup 500EC để diệt cỏ tiền mầm và đối với hậu mầm là Push 330OD. Đây là 2 sản phẩm với hiệu quả diệt cỏ tối ưu được Công ty TNHH TM Tân Thành nghiên cứu rất kỹ lưỡng. Windup 500EC là thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm với hoạt chất diệt cỏ và chất an toàn cao, giúp tiêu diệt hầu hết các nhóm cỏ cũng như lúa cỏ (lúa rài) mà lại an toàn tuyệt đối cho mầm lúa.

Hoặc sử dụng sản phẩm Push 330OD là thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm, đặc trị lồng vực và đuôi phụng với sự phối hợp của hai hoạt chất diệt cỏ đem tới hiệu quả cao. Đồng thời, cũng luôn đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sự phát triển của lúa kể cả khi phun chồng lối chồng mí. Nông dân nên phun Windup 500EC ở thời điểm 0 – 3 NSS với liều lượng 50ml/bình 25L. Đối với Push 330OD thì nên sử dụng khi cỏ 2 – 3 lá (lúa 7 – 10 NSS), liều lượng là 30 – 40ml/bình 25L.


Related news

quan-ly-co-dai-tren-canh-dong-lon Quản lý cỏ dại trên… giong-lua-vnr-20-nang-suat-sieu-khung Giống lúa VNR 20 năng…