Tin nông nghiệp Quản lý dịch hại cây có múi mùa nắng

Quản lý dịch hại cây có múi mùa nắng

Author Gia Bảo, publish date Friday. March 20th, 2020

Điều quan trọng là đầu mùa khô phải tiêu diệt một số loại kiến đen, khi mật độ kiến giảm thì dẫn tới rệp sáp phát triển rất chậm và dễ phòng trừ.

Các loại côn trùng trực tiếp hay gián tiếp đều mang mầm bệnh đến cho cây, ngay cả con bướm cũng có thể lây lan mầm bệnh từ cây này sang cây kia. Đó là một số loại nấm bệnh bên ngoài, không nguy hiểm, nhưng quan trọng nhất là những loại côn trùng chích hút như rệp sáp, nhện đỏ, rầy mềm... khi chích hút sẽ truyền một số bệnh rất khó trị.

TS Lê Quốc Điền, Phòng Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, Viện cây ăn quả miền Nam cho rằng, khi mùa nắng tới bà con phải chuẩn bị đối phó với rệp sáp trên cây ăn trái. Tình hình khô hạn bắt đầu diễn biến rất nhanh. Mùa khô hạn nhóm rệp sáp hoạt động rất mạnh, gồm 8 loài gây hại ở các bộ phận khác nhau của cây trồng. Điều quan trọng là đầu mùa khô phải tiêu diệt một số loại kiến đen, khi mật độ kiến giảm thì dẫn tới rệp sáp phát triển rất chậm và dễ phòng trừ.

Ba nhóm quan trọng: Đầu tiên là rệp sáp thường tác động mạnh và ảnh hưởng đến rễ cây, vì nông dân thường phun thuốc BVTV nhiều nên kiến tha rệp sáp xuống rễ cây để trú ẩn, từ đó gây hại rễ cây trồng. Nhóm thứ 2 là rệp sáp có thể bay được, đây là nhóm phát tán rất nhanh nên có thể tấn công ở thân cành lá cây, làm bộ phận này mất sinh trưởng và chuyển sang màu đen, sau đó khô dần. Nhóm thứ 3 là rệp sáp vẩy có nhiều màu sắc khác nhau, di chuyển chậm, bà con phun thuốc không trị được, vì sau tuổi 2 rệp sáp hình thành lớp vẩy bên ngoài. Vì vậy đầu mua nắng cần kiểm tra vườn, nếu bộ phận nào trên cây cắt được thì loại ra khỏi vườn, rệp sáp sẽ không có điều kiện nhân mật số.

Mùa nắng không những có rệp sáp mà còn có nấm bồ hóng xuất hiện trên vườn cây ăn trái. PGS.TS Phạm Văn Kim, nguyên Giảng viên Khoa Nông nghiệp và sinh học ứng dụng, Trường ĐH Cần Thơ cho rằng, nấm bồ hóng này là ngoại sinh, có một số loài ký sinh nhưng ít gặp, nhưng thỉnh thoảng vẫn có thể thấy ký sinh trên lá. Nấm bồ hóng thông thường bám một lớp đen ở trên lá và lây lan nhanh sang các lá khác.

Sổ tay sử dụng sản phẩm phân bón của Cty Behn Meyer VN

Bà con khi muốn làm theo hướng sinh học, trước tiên phải giảm lượng thuốc hóa học phun trên vườn cây để thiên địch phát triển, cùng phối hợp với các nhà khoa học, bên cạnh đó sử dụng 1kg vôi pha 100 lít nước phun cho cây có thể quản lý được các loại côn trùng này.

Th.S Nguyễn Văn Đém, đại diện Cty Behn Meyer Việt Nam cho biết, cây trồng lấy thức ăn chủ yếu bằng con đường phân bón gốc và phân bón lá. Nếu vườn cây đang trong giai đoạn mang trái, muốn cung cấp thêm các sản phẩm phân trung vi lượng để giúp cho trái phát triển mạnh, cần quan tâm đến phân bón lá. Sản phẩm Avant Natur của Cty Behn Meyer sẽ đáp ứng được vấn đề trên. Sản phẩm chứa Amino Acid nên có khả năng thẩm thấu rất nhanh vào vách tế bào lá, có thể phun trong mọi giai đoạn của cây.

Tuy nhiên quý bà con cần sử dụng phân bón phức hợp của Đức để rải gốc cho cây vì chứa đầy đủ dưỡng chất đa trung vi lượng trong một viên phân, giúp trái phát triển đồng đều, trái lớn nhanh, chất lượng trái tốt, ít ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Trong giai đoạn nuôi trái ba con cần rải Entec 24-8-7 hoặc Nitrophoska 15-15-15, liều lượng được khuyến cáo trên bào bì sản phẩm.


Related news

mo-hinh-nuoi-vit-de-trung-ket-hop-nuoi-ca-theo-huong-an-toan-sinh-hoc Mô hình nuôi vịt đẻ… mot-so-tien-bo-ky-thuat-ung-dung-trong-san-xuat-cay-an-qua-co-mui Một số tiến bộ kỹ…