Trồng lúa Quản lý dịch hại thời kỳ lúa trổ bông

Quản lý dịch hại thời kỳ lúa trổ bông

Author Gia Bảo - Thanh Tuyền, publish date Friday. July 5th, 2019

Canh tác nông nghiệp nói chung và làm lúa nói riêng luôn cần có sự kết hợp nhiều yếu tố để mang đến thành công.

Mỗi giai đoạn cây lúa đều phải đối mặt với rất nhiều tác nhân bất lợi của sâu bệnh và thời tiết.

Mỗi giai đoạn cây lúa đều phải chuyển mình đối mặt với rất nhiều tác nhân bất lợi. Do vậy bà con cần đề ra phương pháp chăm sóc phù hợp để giữ vững năng suất và chất lượng, đặc biệt là lúc lúa trổ bông.

Hiện tại toàn vùng ĐBSCL đang có khoảng 400.000 ha bước vào thời kỳ đòng – trổ, đây là giai đoạn quyết định mà với điều kiện thời tiết thất thường của vụ HT thì nhà nông lại càng phải thận trọng.

Ở giai đoạn trổ, nhà nông thường rất lo lắng về vấn đề lem lép hạt và các dịch hại dẫn đến tình trạng lem lép như: đạo ôn, cháy bìa lá, khô vằn. Các loại bệnh này sẽ gây hại nghiêm trọng đến năng suất từ đặc tính tác động trực tiếp tới bông lúa, lá lúa và thân lúa mà cây lúa lại rất cần bộ lá đòng xanh tốt để quá trình quang hợp tạo tinh bột được thuận lợi diễn ra.

Bên cạnh đó, đường bột muốn chuyển vào hạt thì phải đi vào bẹ lá, sau đó di chuyển xuống thân rồi mới vào hạt. Vì thế khi thân lúa hay lá lúa bị những dịch hại này tấn công cũng đồng nghĩa với đường đi của nguồn tinh bột sẽ tắc nghẽn, năng suất sụt giảm.

Bệnh cháy bìa lá do vi khuẩn Xanthomonas oryzae gây ra, chúng sẽ sinh sôi và phát triển trong mạch nhựa của cây lúa. Vi khuẩn gây bệnh cháy bìa lá xâm nhập qua 2 con đường: khí khổng và vết thương. Do vậy, thời tiết mưa nắng thất thường như gần đây cũng là điều kiện vô cùng thuận lợi để bệnh cháy bìa lá phát triển. Bệnh nặng sẽ làm cho lá bị cháy khô hoàn toàn, vì thế nếu cháy bìa lá tấn công sớm mà bà con không phòng trị kịp thời thì rất dễ thất thu.

Phun xịt ở giai đoạn lúa trổ lẹt xẹt để giúp lá lúa dày và đứng, hạn chế mầm bệnh xâm nhập.

Đối với bệnh đạo ôn bà con thường thấy nhất là trên lá và trên cổ bông. Bệnh tấn công trên lá sẽ bắt đầu biểu hiện thành những chấm nhỏ màu xanh xám nhạt, rồi lớn dần có hình thoi, nhọn ở 2 đầu với phần giữa rộng và có màu xám tro, xung quanh nâu đậm, phần tiếp giáp với mô khỏe có màu nâu nhạt. Khi bệnh nặng, lúa có thể bị cháy rụi hoàn toàn và không có khả năng hồi phục.

Với cổ bông, vết bệnh ban đầu là một chấm nhỏ màu đen tại đoạn cổ giáp với tai lá và lớn dần về sau làm cổ bông khô héo, quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng từ lá vào hạt bị gián đoạn, bông lúa bị lép hoàn toàn nếu bệnh sớm hoặc lép lửng nếu bệnh tấn công muộn hơn.

Thứ ba là khô vằn, bệnh do nấm Rhizoctonia solani  gây ra, đây là loại bệnh gây hại từ bẹ lá đến phiến lá và cả cổ bông. Trên bẹ lá khi bị bệnh sẽ xuất hiện các vết đốm hình bầu dục màu lục tối hoặc xám nhạt, sau đó lan rộng ra thành dạng vết vằn hổ, các bẹ lá sát mặt nước thường xuất hiện bệnh trước.

Đối với vết bệnh trên lá cũng có các biểu hiện như ở bẹ và vết bệnh lan rộng rất nhanh, tạo ra từng mảng vằn hổ, lá già ở dưới hoặc lá sát mặt nước là nơi phát sinh bệnh trước sau đó lan dần lên. Ở cổ bông thường là vết vằn kéo dài bao quanh, hai đầu vết bệnh có màu xám loang ra, phần giữa vết bệnh màu lục sẫm. Khi bị nặng thì cả bẹ lá và phần lá phía trên sẽ chết lụi.

Để quản lý tốt dịch hại nói chung và ở thời kỳ trổ nói riêng thì ngay từ đầu bà con cần phối hợp nhiều biện pháp. Trước hết vẫn là vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch tàn dư thực vật và cỏ bờ để cắt đứt nguồn lưu trú dịch hại. Tiếp đến là sử dụng giống xác nhận từ đơn vị cung cấp uy tín để đảm bảo độ sạch, độ thuần và tỷ lệ nảy mầm.

Bà con nên bón phân cân đối để đảm bảo sự sinh trưởng, phát triển tốt của cây lúa, không nên bón thừa nhất là thừa đạm nhằm tránh tạo thêm cơ hội tấn công cho dịch hại. Bên cạnh đó, nhất định phải thăm đồng thường xuyên để theo dõi sự phát triển của cây lúa và có biện pháp phòng trị kịp thời khi dịch hại tấn công.

Bà con có thể sử dụng Chubeca 1.8SL - Thế hệ mới của Công ty TNHH Thương mại Tân Thành ở giai đoạn lúa trổ lẹt xẹt để giúp lá lúa dày và đứng, hạn chế mầm bệnh xâm nhập. Chubeca 1.8SL là thuốc trừ bệnh sinh học đặc trị bệnh lem lép hạt và phòng trừ các bệnh: đạo ôn, khô vằn, cháy bìa lá. Liều lượng sử dụng Chubeca 1.8SL là: 60ml/bình 25L với lượng nước phun từ 400 – 500l/ha.


Related news

ky-thuat-bon-phan-npk-ninh-binh-cho-lua-mua Kỹ thuật bón phân NPK… giong-lua-ly2099-manh-nha-hinh-thanh-chuoi-san-xuat-lua-gao-tu-nguyen Giống lúa LY2099 – manh…