Tôm thẻ chân trắng Quản lý môi trương trong ao nuôi tôm

Quản lý môi trương trong ao nuôi tôm

Author Sở NN-PTNT, publish date Friday. January 18th, 2019

Trong những năm gần đây thời tiết thay đổi thất thường, môi trường nước trong nuôi trồng thủy sản ô nhiễm, có nhiều dịch bệnh xảy ra thường xuyên. Để hạn chế những thiệt hại khi có biến động môi trường trong ao nuôi tôm. Người nuôi cần nắm rõ các phương pháp xử lý môi trường nước ao nuôi, cả trong điều kiện thời tiết bình thường lẫn khi có biến đổi đột ngột.

Trong nuôi tôm, pH và độ kiềm là hai yếu tố môi trường quan trọng tác động đời sống của tôm, bởi nếu pH và độ kiềm biến động ngoài khoảng thích hợp (pH 7,5 - 8,5, độ kiềm 80 - 120 mg/l) sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tôm

Để tránh tình trạng pH thấp, người nuôi cần gây tảo và giữ màu nước thích hợp đảm bảo độ trong 30 - 40 cm. Trong quá nuôi, nếu pH < 7,5 cần bón vôi (CaCO­3, Dolomite) với liều lượng 10 - 20 kg/1.000 m3 nước kết hợp sử dụng vi sinh hoặc dùng Acid acetic với liều 10 - 20 kg/1.000 m3 nước.

Khi độ kiềm thấp, người sử dụng Dolomite với liều lượng 15 - 20 kg/1.000 m3 vào ban đêm cho đến khi đạt yêu cầu. Khắc phục độ kiềm cao, sử dụng EDST (Ethylene Diamine Tetraacetic) với liều lượng 2 – 3 kg/1.000 m3 vào ban đêm. Tùy tình hình thực tế môi trường ao nuôi mà điều chỉnh và bón lượng vôi phù hợp.

Người dân định kỳ 10 ngày/lần bón vôi nông nghiệp CaCO­3 vào lúc 20 - 21 giờ, với liều lượng 10 - 20 kg/1.000 m3 tùy theo độ mặn để điều chỉnh độ Ph thích hợp. Nếu độ mặn dưới 17‰ thì điều chỉnh pH 8,2 - 8,4, trên 17‰thì điều chỉnh pH giảm dần xuống 8,0 - 8,2, bằng 25‰ thì điều chỉnh bằng 7,7 - 7,8. Sau khi xử lý , đến 11 - 12 giờ trưa hôm sau, cấy vi sinh theo chỉ dẫn của nhà sản xuất để làm sạch môi trường.

Trường hợp độ mặn trong nước ao nuôi tôm giảm đột ngột do mưa lớn thì phải điều chỉnh bằng nước ót (nước muối) hoặc bổ xung muối hột.

Khi tảo trong ao nuôi tôm phát triển mạnh, màu nước thay đổi, pH trong ngày dao động lớn hơn 0,5 thì cần thay tối thiểu 30% lượng nước trong ao, hòa tan đường cát vào nước và tạt điều khắp ao lúc 9 - 10 giờ sáng, với liều lượng 2 - 3 kg/1.000 m2đồng thời chạy quạt, sục khí liên tục trong vài giờ.

Khi nhiệt độ nước ao tăng lên trên 340C, cần giảm thức ăn, bổ xung vitamin C vào thức ăn; đồng thời tăng thời gian chạy quạt nước, sục khí. Khi nhiệt độ nước ao giảm xuống 240C, có hiện tượng tôm vùi đầu, phải giảm lượng thức ăn và bổ xung Vitamin C,B - Glucan, khoáng, vi sinh đường ruột vào thức ăn, để tăng sức đề kháng.

Trong quá trình nuôi, cần hạn chế đến mức thấp nhất việc lấy nước vào ao nuôi. Khi cần thiết có thể lấy nước vào ao lắng rồi xử lý Clorine với liều lượng 30 kg/1.000 m3, chạy quạt liên tục cho đến khi hết dư lượng Clorine (khoảng 2 ngày) thì tiến hành bơm vào ao nuôi qua túi lọc.

Do tôm cần nhiều chất khoáng trong quá trình sinh trưởng nên nước ao nuôi cần duy trì độ kiềm từ 120 mg/l trở lên, bằng cách sử dụng CaCO­3 hoặc Dolomite và thường xuyên bổ xung khoáng cho ao nuôi vào ban đêm định kỳ 3 - 5 ngày/lần giúp cho tôm nhanh cứng vỏ và lột xác đồng loạt.


Related news

giai-phap-kiem-soat-benh-do-vi-khuan-vibrio Giải pháp kiểm soát bệnh… cac-phuong-phap-danh-gia-truc-tiep-tom-giong-dat-chat-luong Các phương pháp đánh giá…