Tin thủy sản Quy trình ương dưỡng tôm giống theo hướng an toàn sinh học

Quy trình ương dưỡng tôm giống theo hướng an toàn sinh học

Author Ngọc Thơ - Văn Đại, publish date Monday. September 27th, 2021

Để đảm bảo mùa vụ thành công, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Sóc Trăng giới thiệu quy trình ương dưỡng tôm giống theo hướng an toàn sinh học.

Quy trình ương dưỡng tôm giống theo hướng an toàn sinh học  

Chuẩn bị bể ương:

Bể ương được rửa sạch sau đó ngâm Chlorine 30ppm trong thời gian 5 -7 ngày, sau đó rửa lại bằng nước sạch.

Xử lý nước: (để diệt tạp và lắng tự các chất hữu cơ lơ lửng)

- Nước đưa vào bể ương tôm giống phải được được xử lý cho trong; có thể sử dụng công thức sau để xử lý nước: thuốc tím 0,5ppm sục khí trong 12 giờ sau đó cho chlorine vào với nồng độ 35ppm sục khí liên tục trong 36 giờ sau đó tắt sục khí, để cho nước lắng trong 12 giờ sau đó tiến hành lọc qua lọc cát; làm như vậy nước sẽ trong và chất lược nước sẽ tốt hơn rất nhiều.

Thả tôm vào bể:

Kiểm tra độ mặn, nhiệt độ nước bể ương và nước trong bao tôm giống nếu có sự chênh lệch thì tiến hành thuần hóa tôm; thời gian thuần hóa nếu nhiệt độ chênh lệc 10oC thì 30 phút; nếu độ mặn chênh lệc 2‰ thì 30 phút.

Mật độ ương từ  30-50con /lít nước

Chăm sóc ấu trùng

- Trong quá trình ương dưỡng sục khí mạnh, đều và liên tục.

- Thức ăn cần cho ăn vừa phải cứ 03 giờ cho ăn một lần (nên cho ăn kèm Artemia xen kẽ)  một cử thức ăn chế biến một cử Artemia;

- Dụng cụ mỗi bể ương phải được sử dụng riêng biệt (ly, vợt, thau chậu….)

- Khách và người chăm sóc khi vào trại phải được khử trùng tay chân để tránh mang mầm bệnh từ ngoài vào bể ương (hạn chế tối đa người bên ngoài vào khu ương)

- Thay nước: ngày thay 30-50% lượng nước trong bể, nguồn nước thay phải được xử lý bằng thuốc tím và chlorin 35ppm để diệt mầm bệnh và loại bỏ các chất hữu cơ lơ lửng

- Trại ương dưỡng nên nhập tôm giống một lần sau đó xuất hết tôm tiến hành tiêu độc khử trung xong tiến hành nhập đợt mới; không được nhập nối tiếp nhau (tức trong trại lúc nào cũng có tôm xuất và tôm nhập)

- Định kỳ hàng tuần lấy mẫu xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm (EMS, WSSV…)  nếu kết quả dương tính tiến hành xử lý ngay.

Ông Đào Văn bảy, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Sóc Trăng khuyến cáo: “Trong quá trình ương dưỡng, bà con nuôi tôm cần tuân thủ các giải pháp như sau: Trước khi đưa nước vào bể ương phải đưa nước từ ao lắng lên ao lắng thô, sau đó xử lý nước bằng clorin ở nồng độ là 35ppm để nước kết tủa hết mùn, bã hữu cơ, diệt hết mầm bệnh trong nước. Khi nước đã trong (hết clorin) thì đưa nước từ ao lắng thô lên bể lọc có than hoạt tính hấp thu kim loại nặng để không ảnh hưởng đến tôm, đưa nước lên bể lọc tinh, sau đó đưa nước xuống bể ương được khử trùng tuyệt đối bằng clorin ở nồng độ là 35ppm và ngâm nước từ 5 đến 7 ngày, tiếp đó là đưa nước từ bể lọc vào bể ương, sau đó đưa con Post vào bể ương với mật độ thưa từ 30-50con/m nước, để khâu chăm sóc tôm phát triển được tốt”.

Các bước xử lí khi có ổ dịch xảy ra

Tiến hành tiêu hủy tôm:

-Tắt hết hệ thống sục khí.

-Dùng Chlorin 35ppm cho vào bể.

-Dùng vải bạt đậy kín 5-7 ngày sau đó vệ sinh bằng nước sạch.

Trong quá trình nuôi tôm, ngoài việc tuân thủ đúng theo lịch thời vụ thì chất lượng con giống cũng có quyết định không nhỏ trong sự thành bại của cả một vụ nuôi. Do đó, bà con cần lựa chọn mua con giống ở những cơ sở ương dưỡng có uy tín, hạn chế rủi ro dịch bệnh.


Related news

kiem-soat-amoni-va-nitrit-khi-uong-tom-the-trong-bioflocs Kiểm soát amoni và nitrit… anh-huong-cua-mat-do-tha-den-su-nhiem-benh-virus-tren-tom Ảnh hưởng của mật độ…