Thống kê nông sản Sản lượng đường niên vụ 2021-2022 dự kiến gần 873.300 tấn

Sản lượng đường niên vụ 2021-2022 dự kiến gần 873.300 tấn

Author Phạm Hòa, publish date Saturday. October 16th, 2021

Báo cáo của các nhà máy đường dự kiến còn hoạt động trong vụ 2021-2022 cho biết diện tích mía thu hoạch sẽ đạt gần 148.200 ha, sản lượng mía đưa vào chế biến gần 8,6 triệu tấn, năng suất 66,5 tấn/ha, CCS bình quân 10,3 CCS, sản lượng đường gần 873.300 tấn.

Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA) dự báo niên vụ 2021-2022 sẽ là một năm khởi sắc của ngành đường Việt Nam sau khi có Quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá chống trợ cấp chính thức đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan trong thời hạn 5 năm, mặc dù tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp.

Theo đó, vụ chế biến 2021-2022, dự kiến còn 24 nhà máy đường hoạt động, bằng số nhà máy hoạt động trong vụ 2020-2021, với tổng công suất thiết kế là 122.200 tấn mía/ngày.

Báo cáo của các nhà máy đường dự kiến còn hoạt động trong vụ 2021-2022 cho biết diện tích mía thu hoạch vụ này sẽ đạt gần 148.200 ha, sản lượng mía đưa vào chế biến gần 8,6 triệu tấn, năng suất 66,5 tấn/ha, CCS bình quân 10,3 CCS, sản lượng đường gần 873.300 tấn.

Với kế hoạch sản xuất này, VSSA cho rằng thời gian tới, ngành mía đường sẽ phải củng cố, phát triển chuỗi liên kết trong sản xuất mía đường, xây dựng thị trường đường lành mạnh phát triển hài hòa, phòng chống các hành vi gian lận thương mại đường,

Bởi trong bối cảnh Việt Nam đã áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với ngành đường, giá đường trong nước tăng cao hơn so với trước đây, các hành vi gian lận thương mại đường càng có nguy cơ xảy ra với nhiều thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn.

Gian lận thương mại đường tại thị trường Việt Nam có thể phân làm hai loại gồm gian lận thương mại đường sản xuất xuất khẩu và gian lận thương mại đường nhập lậu.

Do đó, việc phòng chống các hành vi gian lận thương mại đường cần có sự tham gia cộng tác của tất cả các thành viên, chứ không thể chỉ ỷ lại vào hoạt động của các cơ quan Nhà nước, mới có thể bảo đảm hiệu quả.

Ngoài ra, cần ổn định vùng nguyên liệu mía trong điều kiện biến đổi khí hậu và phát triển sản xuất mía đường theo nguyên tắc nông nghiệp số chính xác.

Trước đó, niên vụ 2020-2021 mặc dù giá mía nguyên liệu có tăng khoảng từ 150.000 - 200.000 đồng/tấn so với niên vụ 2019-2020, nhưng vẫn là năm khó khăn chung của ngành mía đường, nông dân không mặn mà với cây mía, bỏ mía không đầu tư chăm sóc hoặc chuyển đổi sang trồng cây khác dẫn đến năng suất, chất lượng và sản lượng mía đều giảm so với niên vụ trước.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng diện tích trồng mía toàn quốc năm 2020 là 187.100 ha, giảm gần 20% so với năm năm 2019. Năng suất mía bình quân toàn quốc đạt 63,5 tấn/ha, giảm gần 3%, dẫn tới sản lượng mía năm 2020 chỉ đạt hơn 11,8 triệu tấn, giảm 22,2% so với năm trước.


Related news

thi-truong-xuat-khau-gao-9-thang-nam-2021 Thị trường xuất khẩu gạo… gia-ca-phe-hom-nay-14-10-noi-lo-lam-phat-va-khung-hoang-nang-luong-da-tac-dong-manh-len Giá cà phê hôm nay…