Tin thủy sản Sáng kiến về tôm của Indonesia nhận được sự tán đồng của Diễn đàn Kinh tế Thế giới

Sáng kiến về tôm của Indonesia nhận được sự tán đồng của Diễn đàn Kinh tế Thế giới

Author 2LUA.VN biên dịch, publish date Monday. November 30th, 2020

Lợi ích của dự án nuôi tôm nhạy cảm với rừng ngập mặn hiện đang hoạt động ở Indonesia đã được Diễn đàn Kinh tế Thế giới nêu bật lên trong một bài báo gần đây.

Selva Shrimp đem một số doanh thu thu được từ hoạt động chăn nuôi tôm của mình để khôi phục lại các khu rừng ngập mặn ven biển của Indonesia

Bài báo * lưu ý rằng khoảng 70% rừng ngập mặn của Indonesia đã bị tàn phá hoặc suy thoái do nuôi trồng thủy sản, theo Liên minh Rừng ngập mặn Toàn cầu (GMA). Tuy nhiên, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lập luận rằng “theo cách tiếp cận các giải pháp dựa trên nền tảng tự nhiên (NbS) có thể đảm bảo rằng dân số thế giới ngày càng tăng có thể được cung cấp đủ chất dinh dưỡng mà không làm suy thoái các hệ sinh thái có giá trị như vậy”.

Sáng kiến được nêu bật lên trong bài báo là dự án Selva Shrimp, đây là một chương trình do Blueyou Consulting thực hiện. Lần đầu tiên được cho ra mắt tại Việt Nam, dự án kết hợp chăn nuôi quy mô nhỏ với các biện pháp tích cực để bảo vệ môi trường. Bằng cách này, dự án không chỉ sản xuất lương thực một cách bền vững mà còn tạo ra việc làm và bảo vệ sinh kế nữa.

Được hỗ trợ bởi Quỹ tài trợ vốn tự nhiên xanh của IUCN, Selva Shrimp đang thí điểm đưa các giải pháp dựa trên nền tảng tự nhiên (NbS) vào hoạt động chăn nuôi tôm ở Indonesia để đáp ứng nhu cầu tăng cao của thế giới đối với thủy sản được sản xuất một cách có ý thức. Nỗ lực này nhằm mục đích chứng minh tính bền vững về mặt tài chính của các dự án như vậy và sức thu hút của chúng để cho thế giới nhìn thấy con đường khắc phục những tác động tiêu cực được tạo ra trong nhiều thập kỷ thực hành canh tác không bền vững.

Được tọa lạc trên hòn đảo lớn nhất thế giới thuộc địa phận của Indonesia (đảo Borneo), Selva Shrimp Kalimantan mang lại nguồn thu bổ sung vào việc khôi phục lại các khu rừng ngập mặn ven biển của khu vực.

Công ty cho biết mọi thứ cần thiết để tôm phát triển đều do rừng ngập mặn cung cấp và chương trình của họ đem lại động lực cho người nông dân thay đổi các phương thức canh tác hiện có. Trong số những thay đổi này có quy mô thu hoạch tăng lên đáng kể thông qua thực hành cải tiến biện pháp canh tác và cải thiện môi trường trong lành hơn và giá thành cao hơn dành cho sản phẩm cao cấp này. Dựa án cho biết các khu vực rừng ngập mặn đã khai thác được trồng lại bằng những cây con.

Đồng thời, rừng vẫn là nơi sinh sống và là nguồn thức ăn cho nhiều loài thủy sinh khác, bao gồm cua, sò và cá thòi lòi.

Công ty muốn mở rộng dự án trên toàn khu vực. Theo GMA, Indonesia tự hào sở hữu 1/5 diện tích rừng ngập mặn trên thế giới, vì vậy Diễn đàn kinh tế thế giới tin rằng những kế hoạch như thế này có thể có tác động to lớn.

* Một phiên bản dài hơn của bài báo này đã được Diễn đàn Kinh tế Thế giới xuất bản như một khuôn khổ của Hội nghị Thượng đỉnh Khôi phục Việc làm.


Related news

mot-giai-phap-thay-the-toan-cau-danh-cho-nuoi-trong-thuy-san-bang-long-luoi Một giải pháp thay thế… nhung-nguoi-chan-nuoi-tom-viet-nam-do-xo-vao-ung-dung-moi Những người chăn nuôi tôm…