Sâu đục củ khoai lang tác nhân, sự gây hại và giải pháp quản lý
Đó là chủ đề của hội thảo do nhóm nghiên cứu đề tài “Xây dựng quy trình và mô hình quản lý tổng hợp sâu đục củ khoai lang ở tỉnh Vĩnh Long” vừa tổ chức tại Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng (Đại học Cần Thơ).
Theo nhóm nghiên cứu, tình trạng sâu đục củ khoai lang được ghi nhận từ năm 2012, tổng diện tích chịu ảnh hưởng là gần 5.000ha, tập trung nhiều tại huyện Bình Tân. Sau quá trình tìm hiểu, nhóm đã xác định được loài sâu và triệu chứng gây hại.
Thành trùng của loài sâu hại này là loài bướm có kích thước nhỏ, thân mình và cánh có màu xám. Ấu trùng tấn công trên bề mặt củ khoai, đục vào củ tạo thành các lỗ tròn nhỏ, cạn. Khi đủ lớn, ấu trùng hóa nhộng ngay trong đất, được bảo vệ bởi cái kén bằng đất và chất hữu cơ có màu nâu đen trùng với màu của đất nên rất khó phát hiện.
Một số giải pháp phòng trị sâu này là cần vệ sinh đồng ruộng sau mỗi vụ thu hoạch; sử dụng nấm Trichoderma vệ sinh đất, màng phủ trên vồng khoai trước khi trồng…
Đề tài do nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Cần Thơ và Chi cục Bảo vệ thực vật, Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Long thực hiện từ tháng 5/2014, với tổng kinh phí trên 500 triệu đồng. Sau hội thảo, quy trình phòng trị sẽ tiếp tục phổ biến, áp dụng rộng rãi cho người trồng.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao