Tôm thẻ chân trắng Sử dụng các loại vôi trong nuôi trồng thủy sản

Sử dụng các loại vôi trong nuôi trồng thủy sản

Publish date Wednesday. July 1st, 2015

Tuy nhiên, việc sử dụng thường xuyên dẫn đến qúa lạm dụng, đã gây những phản ứng xấu ngay trong vụ nuôi và để lại hậu qủa cho vụ nuôi tiếp theo. Bên cạnh đó, do không nắm vững công dụng của từng lọai vôi, nên người nuôi thường sử dụng sai mục đích, gây ra những tác dụng ngược, làm môi trường xấu hơn rất khó cải tạo. Với mong muốn góp phần bảo vệ, gìn giữ môi trường sinh thái, sử dụng vôi đúng mục đích, mang lại hiệu qủa thiết thực khi sử dụng. Người sử dụng cần phải nắm công dụng và vai trò của từng lọai vôi. Hiện nay, có các lọai vôi phổ biến:

* Lọai thứ nhất: là vôi đá,vôi xay, hay còn gọi là vôi nông nghiệp, là vôi được xay nhuyễn từ đá vôi, lấy ở các núi đá vôi, thành phần chính là CaCO3 (Cacbonaccanxi). Vôi này, khi tiếp xúc với nước có đặc điểm là không sinh nhiệt, không ăn mòn da tay, có pH khỏang 8.5-10. Khi sử dụng trong ao nuôi sẽ làm tăng pH (độ phèn) từ từ. Thường được sử dụng trong quá trình cải tạo, xử lí ao, phổ biến nhất là trong giai đọan đang nuôi thủy sản, vì tính an tòan. Liều dùng trong giai đọan cải tạo - xử lí ao là: 7-12 kg/100 mét vuông ao (tùy thuộc pH nước, đất ao), bón vôi sau khi xả cạn nước, sên bùn, xảm mọi… bón trực tiếp xuống đáy ao, triền bờ.

Liều dùng trong qúa trình nuôi là 1-2 kg/100 mét vuông, nhằm mục đích duy trì, ổn định pH. Bón trước và sau khi mưa, khi độ pH thấp, tảo tàn. Bón trước khi bón phân bổ xung gây lại màu nước. Bón khi độ cứng, độ kềm trong ao không ổn định. Vôi được hòa vào nước, tạt đều quanh ao (triền bờ, mặt nước).

* Lọai thứ hai: là vôi nung, hay còn gọi là vôi sống, được tạo thành khi nung đá vôi ở nhiệt độ cao, để nguội, xay nhuyễn. Công thức chính của vôi này là CaO, có màu trắng sáng. Độ pH cao tới hơn 12, khi vôi này tiếp xúc với nước sinh ra phản ứng tạo nhiệt, ăn mòn da tay nếu người nuôi tiếp xúc trực tiếp. Lọai vôi này chỉ dùng trong giai đọan cải tạo, xử lí ao nuôi ban đầu, vì mục đích chính là lợi dụng phản ứng sinh nhiệt của vôi diệt mầm bệnh và các lọai vi khuẩn, vi rus có trong ao. Tuyệt đối không dùng trong giai đọan nuôi tôm-cá vì sẽ làm pH tăng đột ngột trong thời gian ngắn, gây sốc cho vật nuôi. Liều lượng sử dụng cũng như lọai vôi trên.

* Lọai  thứ ba: là vôi trôi, được tạo thành khi tưới nước vào đá vôi nung để nó hoai thành bột, công thức chính là Ca(OH)2, vôi này có pH lên đến 12. Liều lượng và mục đích sử dụng như vôi CaO.

* Lọai thứ tư: là vôi Dolomite hay còn gọi là vôi đen, Dolomite xay, vôi được tạo thành từ việc xay nhuyễn đá Dolomite, công thức hóa học là CaMg(CO3)2, khi sử dụng giúp tăng độ kềm, tăng khóang chất là thức ăn cần thiết của các lòai tảo. Vôi này có pH trung bình 9-10, không tạo phản ứng sinh nhiệt khi tiếp xúc với nước, không ăn mòn da tay khi tiếp xúc trực tiếp. Dùng trong giai đọan cải tạo-xử lí ao và ngay cả trong giai đọan nuôi.

* Lọai thứ năm là vôi Dolomite nung, sản xuất bằng cách nung đá Dolomite ở nhiệt độ 850-1000 độ C, để nguội, xay nhuyễn.Công thức hóa học CaMgO2, pH cao tới 12, tan nhanh trong nước, ăn mòn da tay,có phản ứng sinh nhịêt khi tiếp xúc với nước, chỉ sừ dụng khi cải tạo-xử lí ao.

* Lọai thứ sáu: là vôi dòng Zeolite, Neolite, Diatomite là những dòng vôi được tạo thành từ xác tảo khuê, khóang phún có nguồn gốc từ Silic thành phần chính là SiO2. Các dòng vôi này chủ yếu được dùng trong giai đọan đang nuôi thủy sản, khi môi trường nuôi có hiện tượng ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm nền đáy. Khi bón xuống đáy ao, các dòng vôi này sẽ trực tiếp tham gia kích thích các vi sinh vật hữu ích phát triển mạnh về quầng đàn, với số lượng đông đúc, chủ động trực tiếp tham gia vào các cơ chế phân giải, phân hủy, hấp thụ, chuyển hóa, hoặc giảm thiểu các chất độc hại kể trên, thành những chất ít, không độc hại hoặc triệt tiêu chúng. Hấp thu các lọai khí độc có trong ao như NH3,H2S,NO2.

Tùy thuộc vào từng mục đích sử dụng mà dùng các lọai vôi khác nhau, tuy nhiên để tăng tính hiệu qủa của vôi cần thiết phải có sự phối hợp với những tác động khác. Trong giai đọan cải tạo-xử lí ao cần phải xả cạn nước, bón vôi khi trời nắng và phơi ao kỹ nhằm tăng công hiệu diệt khuẩn của vôi. Trong quá trình nuôi, sử dụng vôi cần hòa tan kỹ trong nước và tạt đều quanh ao. Khi ao bị ô nhiễm, trước khi dùng vôi, nếu được nên tiến hành thay bớt lớp nước đáy, cấp bù nước mới, rồi mới sử dụng vôi, nhằm tăng công hiệu của vôi.

Lưu ý quan trọng nhất là chúng ta không nên lạm dụng, vôi, thuốc hay bất kỳ lọai hóa chất nào, nhằm tránh hiện tượng “lờn” thuốc-hóa chất rất khó cải tạo-xử lí khi tái nhiễm. Quan tâm nhiều và thực hiện tốt khâu qủan lí-chăm sóc ao nuôi tốt, hạn chế tối đa dịch bệnh. Nuôi đúng thời vụ, mật độ, quan tâm đến giống-thức ăn và áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào mô hình nuôi.

Tags: cac loai voi trong trong thuy san, ao nuoi tom, tao oxy cho ao nuoi, nuoi trong thuy san


Related news

vai-tro-cua-nen-day-ao-trong-nuoi-trong-thuy-san Vai trò của nền đáy… phan-huy-huu-co-trong-nuoi-trong-thuy-san Phân hủy hữu cơ trong…